Mất mạng vì... "lang vườn"

Trong 2 ngày (6 và 7/8/2014) tại Quảng Nam đã có 2 trường hợp bệnh nhân tử vong do mắc bệnh dại. Điều đáng lo ngại, nhiều người nghĩ rằng tiêm vắc-xin phòng bệnh dại sẽ làm giảm trí nhớ nên điều trị bằng thuốc nam, dẫn đến hậu quả đau lòng.

Chết vì chủ quan

Sau 2 ngày điều trị, sáng ngày 6/8, bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Ba (41 tuổi, trú thôn Trung Toàn, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã tử vong.

Được biết, ngày 20/6, chị Ba bị một con chó 3 tháng tuổi cắn. Do chủ quan, chị Ba không đến cơ sở y tế để tiêm huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng dại mà đến thầy lang để “cào” và uống thuốc nam. Đến ngày 3/8, chị Ba có những biểu hiện lạĠnhư lo lắng, nhức đầu, sợ gió, sợ nước, sợ ánh sáng. Ngày 4/8, chị Ba được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam để điều trị. Tại đây, chị được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh dại với các triệu chứng điển hình. Mặc dù được các bác sĩ tíţh cực điều trị nhưng chị Ba đã không qua khỏi.

“Thầy” Nga ở TP Tam Kỳ đang “chẩn đoán” bệnh bằng phương
pháp “cào”.
“Thầy” Nga ở TP Tam Kỳ đang “chẩn đoán” bệnh bằng phương pháp “cào”.ļ/div>

Cách đây 2 tháng, ông Nguyễn Đình Lý (73 tuổi, trú thôn Mậu Long 2, xã Quế Ninh, huyện Nông Sơn) bị một con chó con cắn vào lòng bàn tay, vết cắn nông, không chảy máu. Ngày 1/8, khi bị lên cơn Ťại, ông Lý đến Bệnh viện Đà Nẵng để khám và nhập viện nhưng ông đã tử vong ngày 7/8. Điều đáng nói, bệnh nhân này vốn là một cán bộ y tế nghỉ hưu, có kiến thức về bệnh dại nhưng do chủ quan nên không đi tiêm phòng sau khi bị chó cắn.

ļp>Trước đó, ngày 28/1, Phạm Thị Yến Nhi (8 tuổi, thôn Thuận Yên Đông, xã Tam Sơn, huyện Núi Thành) cũng đã tử vong do bị chó dại cắn. Bệnh nhi này cũng không được gia đình đưa đến cơ sở y tế để tiêm phòng mà đến một thầy lang “cào” và mua thuốc nam để uống.

Gia đình cháu Nhi kể lại, vì nghe nhiều người bảo tiêm vắc-xin sẽ làm bệnh nhân nóng trong người và giảm trí nhớ nên họ đã chọn phương pháp “cào” để quyết định có đi tiêm phòng hay không. Khi đưa cháu Nhi đến một thầy lang tên Nga ở đường Nguyễn Thái Học (TPTam Kỳ, Quảng Nam) “cào”, gia đình cháu Nhi được “thầy” Nga cho biết con chó cắn cháu Nhi không phải là chó dại. Chính vì vậy, gia đình yên tâm đưš cháu Nhi về nhà mà không mảy may suy nghĩ đến việc tiêm phòng vắc-xin dại cho con. Khoảng 2 tháng sau, cháu Nhi có biểu hiện bệnh như sốt, ăn ít, sợ nước, sợ gió… Cháu Nhi được đưa xuống Bệnh viện Nhi Quảng Nam điều trị nhưng không qua khỏi.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam, từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh có 12 trường hợp bệnh nhân tử vong do lây nhiễm bệnh dại từ chó, mèo. Hầu hết những trường hợp tử vong đều do bệnh nhân chủ quan không đến cơ sởĠy tế để tiêm phòng mà điều trị bằng thuốc nam.

Thuốc nam không phòng được bệnh dại

Dù có nhiều trường hợp đã tử vong nhưng hiện nay vẫn còn rất nhiều người tin vào cách “chẩn đoán” bệnh dại bằng phương phǡp “cào” và phòng bệnh bằng thuốc nam. Hầu hết ở các địa phương trong tỉnh Quảng Nam đều có thầy lang hành nghề “cào chó cắn”. Đơn giản chỉ bằng một ít lá cây hoặc hạt đậu, viên đá được gọi là “gia truyền”, các thầy lang chà xát “bảo bối” vào vết chó cắŮ và một số vị trí trên cơ thể rồi phán con chó đó có mắc bệnh dại hay không.

Vì “cào chó cắn” mà bé Phạm Thị Yến Nhi đã tử vong.
Vì “cào chó cắn” mà bé Phạm Thị Yến Nhi đã tử vong.

Theo ông Nguyễn Văn Hoàng, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Quảng Nam, việc “cào” để “chẩn đoán” bệnh nhân có bị nhiễm vi-rút dại hay không là phương pháp hoàn toàn phản khoa học. Cách tốt nhất để phòng bệŮh dại khi bị chó, mèo cắn là phải tiêm vắc-xin ngay trong những giờ đầu tiên. Đặc biệt, khi phát hiện con vật có biểu hiện bệnh dại hoặc vết thương ở gần đầu, mặt, cổ hoặc ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục, cần phải tiêm cả hŵyết thanh kháng dại. Nếu không điều trị kịp thời, khi đã lên cơn dại hầu như 100% ca bệnh đều tử vong.

Sau khi bị chó, mèo cào, cắn, bệnh nhân nên rửa sạch vết thương với nước xà phòng đặc hoặc nước muối, sau đó sát khuẩn vết thươngĠbằng cồn và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng bệnh dại. Hiện nay chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định việc tiêm vắc-xin phòng bệnh dại sẽ gây giảm trí nhớ cho bệnh nhân. Mọi người cần trang bị kiến thức về bệnh dại và cách phòng trǡnh để không xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Theo Hoàng Phương

Petrotimes

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm