Mách bạn cách phòng ung thư vú

Hà An

(Dân trí) - Có những yếu tố nguy cơ mà bạn không thể kiểm soát, nhưng việc tuân theo một lối sống lành mạnh, khám sàng lọc thường xuyên... có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư vú.

Thay đổi lối sống

Các yếu tố về lối sống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Ví dụ, những phụ nữ bị béo phì có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn. Duy trì một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên càng tốt có thể giúp bạn giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Theo Healthline, lạm dụng rượu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một báo cáo đã phân tích nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy rằng dù chỉ một ly mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nếu bạn uống rượu, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về lượng mà họ đề nghị cho bạn.

Mách bạn cách phòng ung thư vú - 1

Tầm soát ung thư vú

Chụp X-quang tuyến vú thường xuyên có thể không ngăn ngừa ung thư vú, nhưng nó có thể giúp giảm nguy cơ bệnh không bị phát hiện.

Cụ thể:

Phụ nữ từ 40 đến 49 tuổi: Không nên chụp X-qang tuyến vú hàng năm, nhưng phụ nữ nên thảo luận với bác sĩ về biện pháp dự phòng.

Phụ nữ từ 50 đến 74 tuổi: Nên chụp X-quang tuyến vú mỗi năm một lần.

Phụ nữ 75 tuổi trở lên: Chụp X-quang tuyến vú không còn được khuyến khích.

Trong khi đó, ACS lại khuyến nghị phụ nữ nên sàng lọc ung thư vú hàng năm khi 40 tuổi, bắt đầu sàng lọc hàng năm khi 45 tuổi, và chuyển sang sàng lọc hai năm một lần vào năm 55 tuổi.

Điều trị dự phòng

Một số phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn do các yếu tố di truyền.

Ví dụ: nếu cha hoặc mẹ của bạn có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Điều này làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Nếu bạn có nguy cơ mắc đột biến này, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn chẩn đoán và điều trị dự phòng. Bạn có thể muốn được kiểm tra để biết liệu bạn có bị đột biến hay không.

Ngoài chụp X-quang tuyến vú, khám vú là một cách khác để theo dõi các dấu hiệu của ung thư vú.

Tự khám

Nhiều phụ nữ tự khám vú. Tốt nhất bạn nên làm bài kiểm tra này mỗi tháng một lần, vào cùng một thời điểm mỗi tháng. Việc kiểm tra có thể giúp bạn làm quen với hình dáng và cảm giác bình thường của bộ ngực để nhận biết về bất kỳ thay đổi nào xảy ra.

Khám vú bởi bác sĩ

 Các hướng dẫn tự kiểm tra được cung cấp ở trên cũng đúng đối với việc khám vú do bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác của bạn thực hiện.

Nếu bạn có các triệu chứng khiến bạn lo lắng, bạn nên nhờ bác sĩ khám. Trong khi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cả hai vú của bạn để tìm các điểm bất thường hoặc dấu hiệu của ung thư vú.

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra các bộ phận khác của cơ thể bạn để xem liệu các triệu chứng bạn đang gặp phải có thể liên quan đến một bệnh lý khác hay không.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm