1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Lựa chọn nguyên liệu chế biến an toàn, đối phó với vấn nạn thực phẩm bẩn ngày Tết

Năm nào cũng thế, câu chuyện về an toàn vệ sinh thực phẩm cứ đến Tết là lo. Đặc biệt là trong bối cảnh hàng loạt cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm bị phát giác sử dụng hóa chất độc hại trong chế biến và các vụ ngộ độc thực phẩm không ngừng diễn ra hàng ngày.

Hội thảo “Sức khỏe và an toàn thực phẩm 2017” được tổ chức tại Cần Thơ.
Hội thảo “Sức khỏe và an toàn thực phẩm 2017” được tổ chức tại Cần Thơ.

Phụ nữ - nhân tố tiên phong trong việc giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn

Là lực lượng có mặt trên tất cả lĩnh vực liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm, đồng thời trực tiếp chăm lo sức khỏe, cuộc sống gia đình thông qua bữa ăn hằng ngày, phụ nữ chính là nhân tố nòng cốt, tiên phong tạo ra chuyển biến và thay đổi nhận thức trong việc giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đối với phụ nữ nói riêng và cộng đồng nói chung, ngày 29/11/2017, Vụ Khoa Học Công Nghệ Bộ Công Thương phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ và Hội Chữ Thập Đỏ Thành phố Cần Thơ tổ chức hội thảo “Sức khỏe và An toàn Thực phẩm” tại TP Cần Thơ. Hội nghị nhằm giúp người nội trợ nâng cao nhận thức về vai trò của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe thông qua việc lựa chọn nguyên liệu chế biến sao cho phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn để từ đó giúp bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là trong dịp Tết cổ truyền sắp tới, không những an toàn mà còn tốt cho sức khoẻ.

Ông Đặng Tất Thành – Phòng An Toàn Thực Phẩm – Vụ Khoa Học Công Nghệ Bộ Công Thương.
Ông Đặng Tất Thành – Phòng An Toàn Thực Phẩm – Vụ Khoa Học Công Nghệ Bộ Công Thương.

Lựa chọn nguyên liệu chế biến bổ dưỡng, an toàn

Dầu ăn không chỉ là nguyên liệu chế biến các món chiên, xào, nấu, … mà còn là nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể. PGS. TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng trong bản tham luận của mình đã trình bày vai trò của chất béo đối với cơ thể, cụ thể theo từng độ tuổi ứng với các thành viên trong gia đình.

Chất béo có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe. Chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể, các acid béo không no cần thiết là dung môi vận chuyển các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K, … Chất béo được lấy từ hai nguồn động vật và thực vật. Mỡ động vật đặc biệt là mỡ từ các loại cá chứa nhiều Omega 3, Omega 6 cần thiết giúp bảo vệ hệ tim mạch và tăng cường trí não. Chúng ta có thể bổ sung chất béo cho cơ thể từ nhiều nguồn mỡ động vật và dầu thực vật. Dù chọn nguồn nào, điều kiện tiên quyết là cần đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thực phẩm bẩn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Vì thế, việc lựa chọn thực phẩm, nguyên liệu chế biến cần đảm bảo an toàn và cung cấp dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, ngăn ngừa nguy cơ mắc các căn bệnh phổ biến hiện nay như tim mạch, huyết áp, ung thư,…

Dầu ăn là một trong những nguyên liệu chế biến quen thuộc nhưng lại ít nhận được sự quan tâm khi chọn lựa. TS Lê Thị Hồng Hảo - Viện trưởng Viện Kiểm Nghiệm An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Quốc Gia đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng cho vấn nạn dầu bẩn trôi nổi trên thị trường. Ví dụ như: “Dầu ăn không rõ nguồn gốc được đóng trong chai, túi ni-lông không có nhãn mác bán ở chợ”. “Gần đây nhất, 27/9/2017, Đội cảnh sát Môi trường CA thành phố Vinh đã phát hiện và bắt giữ cơ sở chuyên sản xuất dầu ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Cơ sở khai nhận mỗi ngày sản xuất 5000l dầu ăn”.

Thậm chí, TS. Lê Thị Hồng Hảo còn chỉ rõ: Có một thực trạng là dầu mỡ chế biến thực phẩm chế biến sẵn được sử dụng tái đi tái lại rất nhiều lần, cho đến khi nào đen, ảnh hưởng đến màu thực phẩm mới bỏ đi trên địa bàn Hà Nội. Theo TS. Lê Thị Hồng Hảo: “Lựa chọn dầu ăn tưởng nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng với sức khỏe. Chuyên gia cũng đã đưa ra những lời khuyên bổ ích khi chọn lựa dầu ăn như sau:

TS Lê Thị Hồng Hảo – Viện trưởng Viện Kiểm Nghiệm An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Quốc Gia đưa ra những chỉ dẫn lựa chọn và sử dụng dầu ăn an toàn và bổ dưỡng, trong đó có thành phần Gamma-Oryzanol tốt cho người cao tuổi.
TS Lê Thị Hồng Hảo – Viện trưởng Viện Kiểm Nghiệm An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Quốc Gia đưa ra những chỉ dẫn lựa chọn và sử dụng dầu ăn an toàn và bổ dưỡng, trong đó có thành phần Gamma-Oryzanol tốt cho người cao tuổi.

Nhận biết dầu ăn an toàn bằng mắt thường và mùi vị là vô cùng khó khăn, dầu bẩn vẫn có thể không có mùi hoặc màu khác lạ. Nhưng một số sản phẩm dầu thực vật như dầu gạo, lạc, vừng, đậu tương, ô –liu, vẫn có mùi thơm đặc trưng.

Tránh xa những loại dầu, mỡ không rõ nguồn gốc và khi sử dụng nếu thấy có mùi lạ phải bỏ ngay”.

Không nên tái sử dụng dầu ăn. Dùng các loại dầu ăn có chứa Gamma – Oryzanol, omega 3, 6, 9. Trong các loại dầu ăn, chúng ta chú ý đến dầu gạo có chứa dưỡng chất Gamma – Oryzanol có tác dụng chống oxy hóa mạnh gấp 10 lần vitamin E. Đặc biệt dầu này chịu được nhiệt cao, có nhiệt độ bốc khói lên đến 254oC.

TS. Lê Thị Hồng Hảo kết thúc bài tham luận của mình bằng thông điệp: Vì sức khỏe của bản thân và gia đình: Chọn dầu ăn chất lượng và an toàn.

Dầu gạo: Nguyên liệu chế biến an toàn, bổ dưỡng - dự đoán xu hướng tiêu dùng toàn cầu

Hiện nay, có rất nhiều loại dầu ăn có nguồn gốc thực vật nhưng vài năm trở lại đây, xu hướng sử dụng dầu gạo ngày một nhiều. Ưu điểm của loại dầu này là khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa.

Dầu gạo chứa nhiều dưỡng chất quý, đặc biệt là Gamma-Oryzanol, dưỡng chất vàng được tìm trong lớp vỏ cám của hạt gạo với hàm lượng dồi dào. Gamma-Oryzanol có khả năng ngăn chặn ruột hấp thu cholesterol xấu từ thức ăn, đồng thời có hiệu quả cao trong việc chống lại quá trình ô-xi hóa tế bào (gấp 04 lần so với vitaminE), từ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa, phòng tránh các bệnh tuổi già (suy giảm trí nhớ, Alzheimer...). Vì vậy, các thầy thuốc tim mạch đã khuyên sử dụng Gamma-Oryzanol trong chế độ dinh dưỡng như một liệu pháp tự nhiên giúp điều hòa mức cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch.

Theo PGS. TS. Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, dầu gạo chứa dồi dào các dưỡng chất Gamma-Oryzanol, Phytosterol, Vitamin E,... rất tốt cho sức khoẻ tim mạch.
Theo PGS. TS. Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, dầu gạo chứa dồi dào các dưỡng chất Gamma-Oryzanol, Phytosterol, Vitamin E,... rất tốt cho sức khoẻ tim mạch.

Theo PGS. TS. Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia: Dầu gạo là loại dầu thực vật có tỷ lệ cân đối lý tưởng nhất giữa các loại a-xít béo (bão hòa: 30%, không bão hòa đơn: 38%, không bão hòa đa 31%), gần nhất với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và Hội tim mạch Mỹ.

Trong dầu gạo còn tìm thấy lượng dồi dào Phytosterols với hơn 27 loại khác nhau có tác dụng giúp giảm cholesterol, chống viêm, ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, cải thiện hệ thống miễn dịch và chống lại tác động của lão hóa.

Bên cạnh Gamma-Oryzanol, dầu gạo còn có Vitamin E (gồm Tocopherols & đặc biệt là Tocotrienols rất khó tìm trong tự nhiên nhưng lại dồi dào trong dầu gạo, trong Tocotrienols có chất squalene rất tốt cho da) và polyphenol không những giúp giảm cholesterol trong máu & các nguy cơ về bệnh lý tim mạch mà còn có tác dụng rất tốt trong việc chống các gốc tự do, chậm quá trình lão hóa.

Dầu gạo được dự đoán sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng trên toàn thế giới.
Dầu gạo được dự đoán sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng trên toàn thế giới.

Trong chế biến thực phẩm, dầu gạo là một trong những loại dầu bền nhiệt, ít hao do có điểm bốc khói >240 độ C. Vì vậy, dầu gạo đáp ứng tốt mọi hình thức nấu nướng và rất an toàn khi chế biến các món chiên, nướng ở nhiệt độ cao, giúp giảm nguy cơ cháy khét và mang đến hương vị thơm ngon cho món ăn.

Hiện nay, dầu gạo được coi là một trong những loại dầu thực vật tốt nhất cho sức khỏe, được ưa chuộng tại nhiều nước phát triển (Nhật, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Châu Âu, …) và được dự đoán sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng trên toàn thế giới.