Liệu kháng sinh có thể thay phẫu thuật trong điều trị viêm ruột thừa?

(Dân trí) - Là một trong những thủ thuật ngoại khoa được tiến hành nhiều nhất, nhưng có thể thời của phẫu thuật mổ cắt ruột thừa sắp sửa kết thúc.

Liệu kháng sinh có thể thay phẫu thuật trong điều trị viêm ruột thừa?

Kết quả thử nghiệm, được công bố trên tờ Journal of the American Medical Association (JAMA), thấy rằng đa số bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh sau đó không cần mổ.

Các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện trường Đại học Turku, Phần Lan, đã chia ngẫu nhiên 530 bệnh nhân bị viêm ruột thừa thành 2 nhóm. Một nửa được mổ cắt ruột thừa, tất cả số này - trừ một bệnh nhân - đều hồi phục tốt.

Một nửa số bệnh nhân được điều trị kháng sinh trong 10 ngày, kết quả cho thấy sau đó 73% số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, trong khi 27% còn lại được mổ cắt ruột thừa.

Những người được điều trị kháng sinh ngay từ đầu và mổ muộn hơn không bị biến chứng nhiều hơn so với những bệnh nhân được phẫu thuật ngay.

Các tác giả viết: “Những kết quả này gợi ý rằng bệnh nhân nên được đưa ra quyết định giữa điều trị kháng sinh và mổ cắt ruột thừa”.

Các bác sĩ cảnh báo bệnh nhân có triệu chứng của viêm ruột thừa vẫn cần đến ngay bệnh viện vì bệnh có thể trở nặng đe dọa tính mạng.

Nhưng các chuyên gia cũng kêu gọi cần xem xét lại cách điều trị viêm ruột thừa. TS Edward Livingston, phó ban biên tập của JAMA, và chuyên gia Corrine Vons, Bệnh viện Jean-Verdier ở Paris, cho rằng nên ngừng việc mổ cắt ruột thừa thường quy.

Họ
viết: “Đã đến lúc cần xem xét chấm dứt phẫu thuật cắt ruột thừa thường quy cho
bệnh nhân.

Họ viết: “Đã đến lúc cần xem xét chấm dứt phẫu thuật cắt ruột thừa thường quy cho bệnh nhân.

“Việc phẫu thuật đã mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân trong hơn 100 năm qua. Với sự phát triển của những phương tiện chẩn đoán hiện đại hơn như chụp cắt lớp vi tính và những kháng sinh phổ rộng hiệu quả, phẫu thuật cắt ruột thừa có lẽ không còn cần thiết đối với viêm ruột thừa không biến chứng – gặp ở đa số các trường hợp viêm ruột thừa.”

Viện Thành tựu Y tế Anh (NICE) – cơ quan có trách nhiệm đưa ra những hướng dẫn cho các bác sĩ về thực hành y học tốt nhất – cho biết hiện chưa có hướng dẫn về viêm ruột thừa.

Người phát ngôn của cơ quan này cho biết: “Nếu chúng tôi được Bộ Y tế yêu cầu đưa ra hướng dẫn về vẫn đề này, chúng tôi sẽ xem xét tất cả những bằng chứng tốt nhất.”

John Abercrombie, trưởng ban Ngoại cấp cứu tổng hợp thuộc Hội Ngoại khoa Hoàng gia cho biết: “Điều tri kháng sinh đã được nhiều bác sĩ ngoại khoa ở Anh áp dụng cho những bệnh nhân bị viêm ruột thừa không phức tạp. Những trường hợp viêm ruột thừa nặng vẫn là một bệnh có thể rất nghiêm trọng cần phải điều trị ngoại khoa”.

Chỉ tính riêng ở Anh, mỗi năm có khoảng 70.000 ca mổ cắt ruột thừa được tiến hành khi ruột thừa bị viêm và nhiễm trùng. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Mổ cắt ruột thừa đã được xem là cách điều trị kinh điển từ hơn một thế kỷ nay. Nhưng điều này có thể thay đổi sau khi các bác sĩ thử nghiệm điều trị viêm ruột thừa bằng kháng sinh, và thấy rằng chỉ những trường hợp phức tạp mới cần phẫu thuật.

Cẩm Tú

Theo Daily Mail