Lành nhanh vết loét - Giải pháp phòng ngừa biến chứng ung thư dạ dày

Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng nhưng không có biểu hiện. Chỉ đến khi nhập viện vì các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, phải nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.

Thủ phạm gây viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là một căn bệnh phổ biến, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khó chữa trị dứt điểm, dễ bị tái phát và có thể gây nên những biến chứng khó lường.

Các nguyên nhân gây loét là do dạ dày tăng sinh quá nhiều axit, gây bỏng niêm mạc. Hoặc do sử dụng lâu dài các thuốc kháng viêm như aspirin, ibuprofen... Ngoài ra, bệnh còn do lối sống không điều độ, ăn nhiều chất cay, chua, ăn uống không đúng giờ, uống rượu bia nhiều, làm việc áp lực, căng thẳng kéo dài, thức đêm quá nhiều, người hay lo lắng, sợ hãi... và đặc biệt là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).

Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các vết loét đều do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP). H. pylori khi đã vào được cơ thể thì di chuyển rất nhanh, xâm nhập vào lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày

Các vết loét lâu ngày sẽ dễ gây viêm nhiễm dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày và có thể dẫn đến viêm teo, dị sản ruột, có khả năng sản sinh ra các tế bào ung thư ở dạ dày. Điều trị triệt để các vết loét dạ dày tận gốc rất quan trọng để phòng ngừa biến chứng.

Nghệ - Thảo dược bảo vệ dạ dày

Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn kê bác sĩ, người bệnh nên sử dụng thêm các thảo dược từ thiên nhiên như nghệ để làm lành nhanh vết loét, mang lại hiệu quả bền vững, lâu dài.

Theo đó, hoạt chất Curcumin trong nghệ đã được chứng minh có nhiều công dụng đáng quý với bệnh viêm loét dạ dày. Các nghiên cứu khoa học cho thấy Curcumin có khả năng kháng viêm, giúp tăng tiết chất nhầy mucin, thúc đẩy sự tái tạo tế bào và làm lành vết loét. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng ức chế vi khuẩn HP và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều bệnh nhân dùng tinh bột nghệ trong nhiều năm nhưng không có hiệu quả và dễ bị táo bón, dị ứng, nóng trong... Lý giải về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Khánh Trạch - Chủ tịch Hội Nội khoa VN, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học VN cho biết: “Trong tinh bột nghệ thông thường vẫn còn nhiều dầu nhẹ, acid, lipid và các tạp chất, gây nóng trong, táo bón và có thể dẫn tới dị ứng khi dùng tinh bột nghệ.

Ngoài ra, hàm lượng curcumin trong nghệ tươi rất thấp, chỉ từ 2-3%. Bên cạnh đó, Curcumin ở dạng thô ít hòa tan trong nước và cơ thể chỉ hấp thu được một lượng rất thấp dưới 2%.”.

Để tìm ra dạng bào chế mang lại tác dụng tối ưu của hoạt chất này, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và chiết xuất thành công Nano Curcumin. Tại Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ là đơn vị đầu tiên bào chế được Nano Curcumin đạt chất lượng tương đương chế phẩm của Mỹ, chuyển giao thành TPBVSK CumarGold.

GS.TS.Nguyễn Khánh Trạch - Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết: “Ở dạng nano với kích thước siêu nhỏ khoảng 50-70nm, curcumin sẽ dễ hấp thụ vào cơ thể, tăng độ tan gấp 7.500 lần so với curcumin thường, tăng hấp thu và sinh khả dụng lên tới 90 -95%. Phát huy được tối đa công dụng của hoạt chất này”.

Bà Tuyết Minh (TPHCM) sử dụng TPBVSK CumarGold
Bà Tuyết Minh (TPHCM) sử dụng TPBVSK CumarGold

Cũng theo các chuyên gia, CumarGold đã loại bỏ hoàn toàn tạp chất có hại cho sức khỏe (tinh dầu, nhựa, acid) trong nghệ trước khi nano hóa, nên an toàn và không gây nóng khi sử dụng lâu dài, giúp giảm viêm xung huyết, hỗ trợ hết đau dạ dày, lành nhanh vết loét, ngăn ngừa tái phát và nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày.

Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm CumarGold, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1796 (giờ hành chính) hoặc hotline 0915.001.796 (ngoài giờ hành chính); truy cập website cumargold.vn

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh