Lần đầu tiên trên thế giới thực hiện ghép mặt lại lần 2
(Dân trí) - Một người đàn ông đã được ghép mặt cách đây 7 năm nhưng bị thải ghép đã nhận được khuôn mặt thứ hai từ người cho sau gần 2 tháng chờ đợi.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ghép tạng các bác sĩ thay mặt của một người hiến này bằng mặt của một người khác.
Sau hơn 12 năm kể từ c ghép mặt đầu tiên được thực hiện ở Pháp, đây vẫn là một thủ thuật có nguy cơ cao.
Việc ghép có thể giúp người nhận - thường là nạn nhân của tai nạn, bạo lực, hoặc một số rối loạn di truyền hiếm gặp - tiếp tục các chức năng cơ bản như thở, ăn uống và nói chuyện, và khôi phục giao tiếp không lời thông qua cười và cau mày.
Nhưng nó cũng đồng nghĩa với cuộc sống phụ thuộc vào thuốc ức chế miễn dịch, để ngăn cơ thể đào thải bộ phận "lạ". Những loại thuốc này có thể khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng và ung thư.
Đây là một thủ thuật hiếm gặp với chưa đến 40 ca mổ được thực hiện cho đến nay, và ít nhất 6 bệnh nhân đã qua đời.
Theo thông cáo báo chí chung của cơ quan y sinh học và hệ thống bệnh viện công AP-HP, người nhận mới nhất, một nam giới ở độ tuổi 40, đã lên bàn mổ hôn thứ Hai vừa qua tại một bệnh viện ở Paris, trong ca mổ kéo dài gần một ngày.
Mảnh ghép ban đầu của bệnh nhân đã được gỡ bỏ trong ca mổ ngày 30/11/2017 và bệnh nhân được gây mê để duy trì sự sống trong khi chờ ca mổ tiếp theo.
Bản thông cáo nói: "Ca ghép này lần đầu tiên cho thấy rằng … việc ghép lại là khả thi trong trường hợp thải ghép mạn tính".
Sẽ phải mất vài tuần để biết liệu mảnh ghép thứ hai có được chấp nhận hay không.
Người được ghép mặt đầu tiên trên thế giới, Isabelle Dinoire, đã qua đời vì ung thư vào tháng 4 năm 2016, 11 năm sau khi phẫu thuật.
Các bác sĩ cho biết cơ thể của cô đã đào thải mảnh, và bệnh nhân đã mất một phần môi vào thời gian qua đời.
Cẩm Tú
Theo RLN