Làm gì với chứng táo bón mãn tính?
(Dân trí) - Tôi muốn nhận được một lời khuyên thực sự hữu ích cho chứng táo bón mãn tính của mình. Những lời khuyên thông thường chẳng giúp gì được tôi. Nó khiến tôi cảm thấy tồi tệ mỗi ngày. Tôi đã tập thể dục mà không hiệu quả. Xin hãy giúp tôi!
Trả lời:
Tôi thành thật khuyên bạn nên tới chuyên gia tiêu hóa để được tư vấn. Táo bón mãn tính là một trong những chứng bệnh tiêu hóa thường gặp nhất và nó có liên quan chi phí. Đối với hầu hết chúng ta, nó là một sự phiền phức. Đối với 1 vài người nó thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Hầu hết những người mắc chứng bệnh này đều sẽ thấy tình hình khá lên bằng cách tuân thủ chế độ ăn 5-9 phần hoa quả và rau xanh mỗi ngày, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và luyện tập nữa, có thể đơn giản là đi bộ.
Một số trường hợp bị táo bón mãn tính và nghiêm trọng sẽ cần bổ sung thêm chất xơ trong bữa ăn.
Về cơ bản, táo bón là khi chất thải di chuyển qua ruột kết hay hậu môn khó khăn. Ruột kết là một ống dài 12-18cm ở người trưởng thành. Có các cơ ở ruột kết và các cơ này sẽ co bóp đẩy chất thải ra. Sự hoạt động khác thường do rối loạn vận động, các cơ vòng trong ruột kết không thể đẩy được chất thải đi như bình thường khiến chất thải trở nên quá rắn hoặc gây tắc ruột.
Yếu tố thần kinh cũng có thể ngăn cản nhu động ruột hoạt động. Nguyên nhân chung là do bị bệnh đái tháo đường, đa xơ cứng hay Parkinson. Chất thương cột sống cũng có thể gây táo bón.
Các yếu tố không liên quan đến thần kinh gây ra sự bất thường của nhu động ruột bao gồm rối loạn tuyến giáp, lượng kali trong cơ thể thấp. Can-xi máu cao có thể là sự hoạt động quá mức của tuyến cận giáp hoặc một số loại ung thư cũng có thể gây táo bón.
Các loại thuốc cũng có thể gây táo bón chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc trị cảm lạnh, thuốc chống trầm cảm…. Viên sắt bổ sung cũng có thể gây táo bón. Các loại thuốc tăng huyết áp cũng có thể gây táo bón.
Phương Uyên
Theo CNN