1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Không nên ăn bì lợn

Theo các nhà khoa học, ôxy già không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng mà là khuẩn Samolenla có trong bì lợn thối. Tuy nhiên, ngay cả bì lợn tươi mới, người dân cũng không nên ăn vì đây là loại thức ăn khó tiêu, thậm chí gây nguy hiểm cho ruột.

Lông trên bì lợn gây tổn thương ruột, dạ dày

 

Không nên ăn bì lợn - 1

Trong bì lợn có protein rất khó tiêu và đặc biệt là những "thủy tinh con" - chân lông - có khả năng cắm vào màng nhầy ruột non gây tổn thương ruột

Gần 3 tấn bì lợn thối được tẩy trắng bằng ôxy già đã được cơ quan chức năng tại TP HCM đưa đi tiêu huỷ vào những ngày vừa qua, khiến dư luận phẫn nộ về hành vi gian lận thương mại, bất chấp sức khoẻ cộng đồng của một số cơ sở chế biến bì lợn.

 

Theo TS Nguyễn Mạnh Đôn, Trưởng ban Khoa học Công nghệ và Kinh tế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trong thực phẩm, bì lợn không được coi là thức ăn bổ dưỡng mà chủ yếu sử dụng làm hồ dán. Vì vậy, ngay cả khi chưa bị thối, người tiêu dùng cũng không nên ăn bì lợn.

 

Tương tự, TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), trong bì lợn cũng có protein nhưng rất khó tiêu. Nguy hiểm của bì lợn tẩy trắng ngâm ôxy già không phải từ hoá chất này mà chính là những chiếc lông còn sót lại trên bì lợn. Trước đây, những người làm nghề mổ lợn thường đun nước nóng để cạo lông lợn.

 

Nhưng hiện nay, để đẩy nhanh tiến độ, các lò giết mổ lợn thường cạo sống. Vì vậy, chân của lông lợn vẫn còn ở lại bì. TS Duy Thịnh cho biết những chiếc lông này rất cứng, được ví như thuỷ tinh con, khi ăn vào ruột sẽ cắm vào màng nhầy (một chất tiết ra men để tiêu hoá thức ăn-PV) ở ruột non và dạ dày gây tổn thương màng ruột, dạ dày. Hiện ở nước ngoài, người ta không dùng bì lợn làm thực phẩm trực tiếp mà chỉ sử dụng để làm thạch và chất phụ gia hoặc thuộc da trong công nghiệp.

 

Tích tụ chất độc

 

Không nên ăn bì lợn - 2

Bì lợn thối đang được tẩy trắng bằng nước ôxy già

Cũng theo TS Nguyễn Duy Thịnh, bản thân hoá chất ôxy già dùng để ngâm bì lợn thối không ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng vì ôxy già chỉ có tác dụng tẩy trắng và khử trùng các vi sinh vật có trong bì lợn. Tuy nhiên, nguy hiểm ở đây chính là bì lợn đã bị các vi sinh vật có tên là Samolenla tấn công.

 

Vi sinh vật này phát triển rất mạnh trong môi trường giàu protein như thịt, bì lợn và có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. Vì vậy, cho dù tẩy trắng hay khử trùng hoặc nấu chín vẫn không tiêu diệt được độc tố. Nếu đun kỹ trong một thời gian dài, có thể vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt nhưng lượng độc tố vẫn còn lại trong thực phẩm và biến đổi thành độc chất aflatoxin rất có hại cho cơ thể. 

 

TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cảnh báo, sự nguy hiểm của bì lợn thối tẩy ôxy già là nếu sử dụng ở mức độ ít, sẽ không gây ngộ độc cấp như: Sốt, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn... để người sử dụng nhận biết và ngưng lại. Vì vậy, nhiều người chủ quan mỗi ngày ăn một ít khiến độc chất  aflatoxin tích tụ dần dần trong cơ thể gây nên tình trạng ngộ độc trường diễn rất nguy hại cho cơ thể vì aflatoxin cũng được coi là một độc tố có khả năng gây ung thư.

 

TS Nguyễn Mạnh Đôn cũng cho rằng, bản thân chất ôxy già không gây hại vì khi mở ra không khí, ôxy già sẽ phân huỷ thành nước và ôxy. Tài liệu của trang web Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cũng cho biết ở nồng độ rất thấp (dưới 5%), ôxy già được sử dụng phổ biến để tẩy  tóc người.  Ở nồng độ thấp (3%), nó được sử dụng trong y học để rửa vết thương và loại bỏ các mô chết.

 

Ở nồng độ trên 50%, ôxy già sẽ là một chất ăn mòn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, TS Nguyễn Mạnh Đôn đánh giá nồng độ ôxy già dùng tẩy trắng bì lợn thối cũng ở mức độ vừa phải hoặc đã được pha loãng vì nếu sử dụng ở nồng độ đậm đặc, ôxy già gây bỏng rát và ăn mòn bì lợn không khác gì axít. Tuy nhiên, TS Nguyễn Mạnh Đôn khuyến cáo người dân không nên sử dụng loại thực phẩm biến chất này vì mặc dù ở nồng độ vừa phải nhưng tác dụng lên một chất axít béo không no như bì lợn sẽ phản ứng thành một hợp chất khác gây nguy hại cho sức khoẻ.

 

Theo Mai Thúy

Gia đình & Xã hội