Khởi phát bệnh Parkinson ở người trẻ có gì khác với người cao tuổi?

(Dân trí) - Bệnh Parkinson ở người già hay người trẻ đều có thể gặp các triệu chứng run, cứng đờ, chậm chạp, khó giữ thăng bằng, dễ rối loạn cảm xúc, thay đổi trạng thái cơ thể. Thế nhưng giai đoạn khởi phát Parkinson ở người trẻ tuổi không dễ chẩn đoán vì các triệu chứng bệnh không điển hình như ở người cao tuổi.

Parkinson (còn gọi là bệnh liệt rung) là hội chứng rối loạn và thoái hóa thần kinh não bộ, tiến triển nặng dần theo thời gian. Bệnh xảy ra do một nhóm tế bào não sản xuất dopamin bị chết đi hàng loạt. Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh, có chức năng điều hòa và kiểm soát các vận động, cử động của cơ bắp, đặc biệt là chân tay và mặt.

Bệnh parkinson khởi phát ở độ tuổi nào được coi là trẻ

Bệnh Parkinson hay gặp ở những người trên 60 tuổi, nhưng các dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện sớm hơn khoảng 10 - 20 năm trước khi bệnh được chẩn đoán. Những người phát hiện bệnh trước 50 tuổi gọi là khởi phát sớm và 10% trong số đó được chẩn đoán trước 40 tuổi - được coi là người bệnh Parkinson trẻ tuổi.

Khởi phát bệnh Parkinson ở người trẻ có gì khác với người cao tuổi? - 1
Bệnh Parkinson thường gặp ở người già nhưng đang dần trẻ hóa

Những triệu chứng Parkinson thường gặp cả người già và người trẻ

Hầu hết người bệnh Parkinson sẽ gặp các tất cả các triệu chứng dưới đây trong các giai đoạn tiến triển của bệnh, nhưng các triệu chứng không thuộc về vận động ít được chú ý hơn, vì nó xảy ra kín đáo hơn và khó nhận biết hơn.

10 triệu chứng không thuộc về vận động

- Giảm cảm giác về mùi, ngửi mùi vị không chính xác, thậm chí không nhận biết được một số mùi đặc trưng như mùi của mít, sầu riêng…

- Táo bón. Ăn uống đầy trướng, khó tiêu.

- Rối loạn hành vi giấc ngủ (REM): La hét, nghiến răng, đấm đá trong giấc ngủ (thường gặp ở nam giới).

- Thay đổi tính khí, buồn vui thất thường, dễ lo âu, trầm cảm.

- Dễ hạ huyết áp khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng lên.

- Khó ngủ, mất ngủ về đêm, hay gặp ác mộng. Buồn ngủ nhiều hơn về ban ngày.

- Mệt mỏi thường xuyên.

- Tăng tiết nước bọt.

- Giảm ham muốn tình dục.

- Trí nhớ suy giảm, hay quên, hay nhầm lẫn.

Khởi phát bệnh Parkinson ở người trẻ có gì khác với người cao tuổi? - 2
Người bệnh Parkinson trẻ tuổi khó kiểm soát cảm xúc, buồn vui thất thường

5 Triệu chứng thuộc về vận động

- Run khi nghỉ. Vị trí run ban đầu thường là ngón tay cái và ngón trỏ (giống vê thuốc lào), hoặc bàn tay ở 1 bên, sau đó run xuống chân cùng bên rồi mới sang bên đối điện.

- Vận động chậm chạp và khó khăn hơn do khó sải bước dài, khó nhấc cao chân hoặc đang ngồi ghế không đứng thẳng được ngay khi không có điểm tỳ lấy đà. Đồng thời giảm các hoạt động vô thức như chớp mắt, mỉm cười hoặc vung tay khi đi bộ.

- Cứng cơ có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, gây đau và người bệnh khó vận động.

- Khó cân bằng mỗi khi thay đổi tư thế, dáng đi có xu hướng đổ về phía trước.

- Tiếng nói hoặc viết chữ bị nhỏ dần.

Khởi phát bệnh Parkinson ở người trẻ có gì khác với người cao tuổi? - 3
Bước đi ngắn, dáng đi đổ về phía trước thường gặp ở người bệnh Parkinson lâu năm

Dấu hiệu khác biệt trong khởi phát Parkinson ở người trẻ

- Người trẻ tuổi mắc bệnh Parkinson có thể có hành trình chẩn đoán bệnh dài hơn người cao tuổi, vì khởi phát bệnh thường được bắt đầu từ các triệu chứng không thuộc về vận động.

- Triệu chứng run không rõ nét như ở người lớn tuổi, nhưng rối loạn trương lực cơ (dystonia) lại phổ biến hơn. Các cơ dễ bị cứng, hoặc bị co rút, xoắn vặn gây đau đớn đột ngột như vẹo cổ, chân tay bị cuốn cuộn, co giật mi mắt. Các triệu chứng co cứng, xoắn vặn cơ ở giai đoạn đầu bệnh Parkinson dễ bị chẩn chẩn đoán nhầm là viêm khớp hoặc chấn thương thể thao.

- So với người cao tuổi, họ ít gặp phải vấn đề về dáng đi và suy giảm trí nhớ.

Khởi phát bệnh Parkinson ở người trẻ có gì khác với người cao tuổi? - 4
Co cứng cơ, xoắn vặn cơ hay gặp ở người bệnh Parkinson khởi phát trước 40 tuổi

Cải thiện chất lượng sống, làm chậm tiến triển bệnh là mục tiêu quan trọng

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson. Vì thế, khi đã chẩn đoán Parkinson, dù ở độ tuổi nào thì việc cải thiện các triệu chứng bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng phù hợp và vận động thể chất thường xuyên đều quan trọng. Đặc biệt ở người trẻ tuổi, bởi thời gian họ chung sống với bệnh lâu dài hơn.

Tại Hồng Kông và Trung Quốc đã có nhiều nghiên cứu về vai trò hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson của Thiên ma, Câu đằng cho thấy giảm tình trạng run, cứng cơ và cải thiện tâm trạng ở bệnh nhân Parkinson.

Các nghiên cứu sâu hơn về Câu đằng, Thiên ma còn phát hiện các hoạt chất sinh học trong hai thảo dược này có vai trò tương tự như tiền chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh. Từ đó làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa và nhiễm độc thần kinh trong bệnh Parkinson. Đây là những phát hiện có ý nghĩa để góp phần cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

PR43 - VLK- DAN TRI gui ngay 7.1.2018 (1).docx.jpeg

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.

PV