Khô miệng khi ngủ dậy, tại sao?
(Dân trí) - Nếu một sáng bạn ngủ dậy và bất chợt bị khô miệng thì hãy lưu ý tới những nguyên nhân dưới đây nhé.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Khô miệng là một hiện tượng thường gặp do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị chứng trầm cảm, thuốc trị chứng mất ngủ, thuốc giảm đau, thuốc dị ứng, thuốc cảm lạnh, thuốc béo phì, mụn trứng cá, tăng huyết áp (thuốc lợi tiểu), tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn tâm thần, tiết niệu, hen suyễn và bệnh Parkinson.
“Sở hữu” một số bệnh
Khô miệng có thể là dấu hiệu báo hiệu bạn đang sở hữu một số bệnh nhiễm trùng, trong đó phải kể tới bệnh HIV/AIDS, bệnh tâm thần, tiểu đường, thiếu máu, xơ nang, viêm đa khớp dạng thấp, tăng huyết áp, bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh quai bị.
Các triệu chứng của khô miệng
* Cảm giác khô trong miệng
* Thường xuyên khát nước
* Có vết loét ở miệng, lở loét da, môi khô nẻ
* Cảm giác khô cổ họng
* Ngứa ran trong miệng đặc biệt là trên lưỡi
* Lưỡi khô, đỏ
* Khó khăn trong việc nếm, nhai và nuốt
* Ho mất tiếng, khô mũi, đau họng
* Hơi thở có mùi |
Do hiệu ứng của một số phương pháp điều trị sức khỏe cũng có thể gây thiệt hại cho các tuyến nước bọt. Phải kể tới các phương pháp điều trị bệnh ung thư có thể làm giảm lượng nước bọt sản xuất ra ở khoang miệng.
Dây thần kinh bị hư hại
Khô miệng có thể là kết quả của sự tổn thương dây thần kinh từ đầu tới cổ do bị chấn thương hay phẫu thuật trước đó.
Do cơ thể bị mất nước
Khi bị sốt, ra mồ hôi quá nhiều, nôn, tiêu chảy, mất máu thường sẽ dễ dẫn tới mất nước và có thể gây tình trạng khô miệng.
Lối sống không lành mạnh
Điều trị khô miệng như nào?
- Nhai kẹo cao su để tăng độ ẩm cho khoang miệng
- Uống nhiều nước
- Luôn duy trì một lối sống lành mạnh
- Bảo vệ răng của bạn bằng cách đánh răng với fluoruae và thăm khám răng miệng thường xuyên
- Sử dụng máy tạo ẩm không khí để thêm độ ẩm cho không khí phòng ngủ
- Sử dụng nước bọt nhân tạo thay thế nếu cần thiết |
Lê Nhi