1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Johnson & Johnson bồi thường cá nhân 72 triệu đô la vụ phấn rôm gây ung thư

(Dân trí) - Toà án ở St Louis (bang Missouri, Mỹ) đã ra phán quyết buộc công ty Johnson & Johnson phải bồi thường cho gia đình 1 phụ nữ đã tử vong vì ung thư buồng trứng sau khi sử dụng phấn rôm suốt hơn 30 măn.

Ung thư buồng trứng rất khó điều trị bởi chỉ có thể chẩn đoán khi nó đã di căn.
Ung thư buồng trứng rất khó điều trị bởi chỉ có thể chẩn đoán khi nó đã di căn.

Bà Fox đã từng dùng cả 2 sản phẩm phấn rôm, Baby Power và Shower & shower làm từ bột talc, trong suốt 35 năm trước khi các bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư buồng trứng cách đây 3 năm.

Sau khi bà Fox mất vì căn bệnh này, gia đình bà Fox kiện ra toà vì tin rằng người thân của họ bị ung thư buồng trứng là do sử dụng phấn rôm suốt 35 năm qua.

Theo phán quyết của toà án, Tập đoàn dược Johnson & Johnson đã bị buộc phải bồi thường 72 triệu đô la Mỹ. Trong đó 10 triệu là giá trị bồi thường và 62 triệu là 1 khoản phạt.

Tuy nhiên, phán quyết này có thể gây tranh cãi bởi hầu hết các chuyên gia ung bướu đều tin rằng khó chứng minh mối liên quan. Bởi ung thư do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và không dễ để chỉ ra 1 nguyên nhân thực sự.

Phát biểu sau phiên toà, Krista Smith, Chủ tịch ban hội thẩm, cho biết công ty sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ lớn nhất thế giới này dường như không thành thật. “Họ biết rất rõ họ đang giấu giếm điều gì. Và đáng ra họ đã phải đưa cảnh báo đó lên nhãn sản phẩm”, bà Krista nói.

Luật sư Allen Smith cho rằng công ty “sẽ không bao giờ thay đổi hành vi cho đến khi khách hàng hành động”.


Từ lâu, loại phấn rôm được quảng cáo như là một sản phẩm vệ sinh dành cho nữ đã được bán khắp nơi. Và sản phẩm Phấn rôm trẻ em (trong hình) hiện phổ biến khắp thế giới.

Từ lâu, loại phấn rôm được quảng cáo như là một sản phẩm vệ sinh dành cho nữ đã được bán khắp nơi. Và sản phẩm Phấn rôm trẻ em (trong hình) hiện phổ biến khắp thế giới.

Phấn rôm gây ung thư: Thiếu bằng chứng khoa học?

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, phấn tacl thường bị nhiễm amiang, một chất gây ung thư. Do đó, theo quy định, tất cả các sản phẩm phấn rôm khi ra thị trường đều phải bảo đảm là không chứa chất độc hại này.

Một số nhà khoa học tin rằng các phân tử bột talc có thể “chu du” tới buồng trứng, gây kích ứng và dần trở thành viêm nhiễm. Khi sự viêm nhiễm này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Tuy nhiên, hiện có rất ít bằng chứng cho thấy thuốc chống viêm có thể ngăn ngừa ung thư.

Trên thực tế, vào năm 1999, Hiệp Hội Ung bướu Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại về nguy cơ ung thư của bột talc. Nhưng cơ sở của lo ngại này dựa trên hầu hết các nghiên cứu được thực hiện trên bảng hỏi nhớ lại việc sử dụng phấn rôm trong nhiều năm của đối tượng tham gia nghiên cứu. Còn các nghiên cứu lớn lại không tìm thấy mối liên quan nào giữa ung thư buồng trứng và phấn rôm.

Còn theo viện Nghiên cứu ung bướu Anh, nếu thực sự thứ gì đó gây ra ung thư thì ai tiếp xúc nhiều hơn sẽ có nguy cơ ung thư cao hơn. Nó sẽ giống như nếu bạn càng hút thuốc nhiều thì nguy cơ ung thư phổi càng cao.

Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu đã không chỉ ra được mối liên quan giữa sử dụng nhiều phấn rôm với ung thư buồng trứng. Chuyên gia ung thư buồng trứng Ovacome cũng đồng ý rằng “Bằng chứng về sự liên hệ này là rất yếu và ngay cả nếu đúng phấn rôm gây ra thì nguy cơ cũng chỉ khoảng 1/3. Con số này là rất nhỏ và ung thư buồng trứng cũng là một bệnh ít gặp. Tất nhiên, dù nhỏ vẫn là có nguy cơ.

Carol Goodrich, phát ngôn viên của Johnson & Johnson, bày tỏ sự thất vọng về kết quả của phiên toà và rằng các sản phẩm của họ là an toàn. “Chúng tôi cảm thông với nỗi đau của gia đình nguyên đơn nhưng công ty chúng tôi tin rằng sự an toàn của phấn rôm đã được chứng minh qua hàng thập kỷ”.

Johnson & Johnson hiện đang phải đối mặt với 1.200 vụ kiện từ khách hàng khi họ cho rằng họ đã không được nhận bất kỳ cảnh báo nào về nguy cơ ung thư.

Nhân Hà

Theo Telegraph