Hoạt huyết não: Giải pháp cho người bị đau đầu, mất ngủ
(Dân trí) - Mất ngủ, đau đầu, sa sút trí tuệ… khiến người lớn tuổi sụt giảm sức khỏe, tăng nguy cơ tai biến. Chống gốc tự do, hoạt huyết não được xem là giải pháp từ gốc giúp bậc lão niên sống vui khỏe, minh mẫn dài lâu.
Nhiều người lớn tuổi chật vật với bệnh lý não
Theo Hội đồng Quốc gia về Người cao tuổi (National Council on Aging), 80% người từ 65 tuổi trở lên có ít nhất một bệnh mãn tính và 68% mắc 2 bệnh mãn tính trở lên. Trong đó, Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ là 1 trong 10 căn bệnh mãn tính phổ biến nhất ở người lớn tuổi.
Không chỉ Alzheimer và sa sút trí tuệ, rối loạn giấc ngủ và đau đầu cũng là những tình trạng thường gặp ở người cao tuổi. Nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) chỉ ra, có đến 50% người lớn tuổi phàn nàn về việc khó bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ. Một nghiên cứu khác tiến hành trên 1237 bệnh nhân lớn tuổi cho thấy, 24.4% người thường xuyên bị đau đầu.
PGS.TS Nguyễn Văn Liệu, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, gốc tự do tăng sinh quá mức tại não (stress oxy hóa) là cơ chế chung gây ra các bệnh lý thoái hóa thần kinh và mạch máu não. Trước sự tấn công liên tục của gốc tự do, thành mạch máu bị tổn thương, tăng hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông khiến lòng mạch bị thu hẹp, từ đó làm giảm hoặc ngưng trệ lưu lượng máu đến não.
Huyết khối khó lưu thông kéo theo sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn oxy và dưỡng chất thiết yếu nuôi não bộ, thúc đẩy tình trạng thoái hóa và viêm thần kinh, khiến liên kết giữa các tế bào não giảm về số lượng lẫn chất lượng. Sự bất thường của mạch máu não và rối loạn chức năng thần kinh làm khởi phát hàng loạt bệnh lý như mất ngủ, đau đầu, đau nửa đầu, giảm trí nhớ, Alzheimer…
Quá trình lão hóa tự nhiên cũng khiến các men chống gốc tự do của cơ thể suy yếu, kết hợp tâm lý căng thẳng, ăn uống thiếu dưỡng chất đã tạo điều kiện cho gốc tự do không ngừng sản sinh, tăng nặng mức độ stress oxy hóa ở người lớn tuổi. Ngoài ra, theo thời gian, chức năng tuần hoàn máu, hấp thụ dinh dưỡng, trao đổi và chuyển hóa chất kém dần. Tất cả vấn đề này khiến bệnh lý mạch máu não và thoái hóa thần kinh trở nên khó kiểm soát với bậc cao niên.
Giảm mất ngủ, đau đầu nhờ điều hòa máu não đúng cách
Gốc tự do gia tăng làm giảm lưu lượng máu và dưỡng chất lên não. Trong khi đó, giảm tưới máu não cũng gây ứ đọng gốc tự do tại não, tạo thành vòng xoắn bệnh lý thần kinh.
Để cắt đứt vòng xoắn này cần có giải pháp toàn diện: Vừa trung hòa gốc tự do, vừa hoạt huyết não và tăng vận chuyển dưỡng chất lên não. Nhờ đó, cải thiện dẫn truyền thần kinh và chức năng não bộ, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý mạch máu não và thoái hóa thần kinh ở người lớn tuổi.
PGS Nguyễn Văn Liệu cho biết, qua ứng dụng thành tựu của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hai tinh chất thiên nhiên là Blueberry - việt quất và Ginkgo Biloba - bạch quả (trong viên uống bổ não OTiV) có khả năng kiểm soát tốt gốc tự do, điều hòa máu não hiệu quả. Hoạt chất Bilobalide của Ginkgo Biloba có tác dụng tăng tính thấm của hàng rào máu não, mở đường cho các hoạt chất quý của Blueberry là Anthocyanin, Pterostilbene thuận lợi tiến sâu vào tế bào não, nhanh chóng trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh và tăng cường hoạt động não bộ.
Chưa kể, bộ đôi tinh chất thiên nhiên này còn giúp kích hoạt các men chống gốc tự do nội sinh của cơ thể, hỗ trợ ngăn hình thành xơ vữa mạch máu và cục máu đông, tăng lưu thông oxy và dưỡng chất lên não, từ đó phòng mất ngủ, giảm đau đầu, cải thiện trí nhớ.
Cùng với việc bổ sung dưỡng chất chống gốc tự do và điều hòa máu não chuyên biệt, PGS Liệu khuyên người lớn tuổi nên kết hợp thực hiện lối sống tích cực.
Đầu tiên, người có tuổi nên xây dựng chế độ ăn uống ít calo và chất béo bão hòa, dùng các loại thực phẩm như trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá và cắt giảm lượng đường, muối khi chế biến món ăn để giảm nguy cơ hình thành xơ vữa.
Tiếp theo, giữ thói quen hoạt động thể chất đều đặn, ít nhất 150 phút (2,5 giờ) mỗi tuần bằng các bộ môn tốt cho não bộ như dưỡng sinh, khiêu vũ, đi bộ…
Bậc cao niên cũng có thể tham gia vào các hoạt động phong trào như ca hát, viết lách, vẽ tranh, chơi cờ… để tăng tương tác xã hội, xua tan căng thẳng và cô đơn. Điều này cũng góp phần giúp hoạt huyết não và tăng cường trí nhớ.
Theo thống kê từ Ban Dân số Liên hợp quốc 2019, Việt Nam hiện là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh, xếp thứ 21 trong danh sách 50 nước có số tỷ lệ người lớn tuổi nhiều nhất thế giới. Vì vậy, mỗi người, mỗi gia đình Việt nên chủ động chăm sóc sức khỏe não bộ từ sớm để hướng đến cuộc sống vui khỏe, minh mẫn, năng động khi về già.