Hà Nội: Gia tăng bệnh nhân đi khám đau mắt đỏ

(Dân trí) - Theo ghi nhận của PV Dân trí tại Khoa khám bệnh của Bệnh viện mắt Trung ương (Hà Nội) và Bệnh viện mắt Hà Nội, lượng người đi khám bệnh đau mắt đỏ vẫn rất đông. Theo các bác sĩ ở đây, số lượng bệnh nhân đến khám có xu hướng tăng lên.

Chiều ngày 19/9, có mặt tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Mắt Hà Nội, theo quan sát của phóng viên tại các vị trí như khu vực ngồi chờ ngoài hành lang và trong các phòng khám có rất đông bệnh nhân, chủ yếu là khám bệnh Viêm kết giác mạc cấp (đau mắt đỏ).

Anh Vũ Hoàng Ninh (31 tuổi, ở Trương Định - Hà Nội) đang đưa con đi khám mắt tại Bệnh viện Mắt Hà Nội cho biết: “Cháu nhà mình được 4 tuổi, sáng nay dậy thấy mắt cháu sưng, đi lên lớp cô giáo gọi điện cho chúng tôi bảo đưa cháu về để đi khám. 

Đang có dịch đau mắt đỏ, nên tôi vội phải đưa cháu vào đây khám xem sao. Thì đúng là cháu bị đau mắt đỏ, cũng thấy lo lắng, nhưng các bác sĩ ở đây nói cho cháu uống thuốc và nhỏ thuốc mắt theo đơn thuốc là khỏi, nên tôi cũng yên tâm phần nào”.

Con gái anh Ninh các bác sĩ phát hiện có dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ

Con gái anh Ninh các bác sĩ phát hiện có dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ

Theo bác sĩ Nguyễn Vinh Quang - Phó Khoa khám bệnh, Bệnh viện Mắt Hà Nội cho biết: Bệnh viêm kết giác mạc cấp (đau mắt đỏ) tăng cao cách đây khoảng 3 tuần. Riêng trong ngày 17/9, tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Mắt Hà Nội có tổng số 236 bệnh nhân đến khám thì 51% là đau mắt đỏ; ngày 18/9 có tổng số 275 bệnh nhân đến khám thì có tới 80% bệnh nhân đau mắt đỏ.

Khu vực ghế ngồi chờ khám của Khoa khám bệnh - BV Mắt Hà Nội luôn đông người

Khu vực ghế ngồi chờ khám của Khoa khám bệnh - BV Mắt Hà Nội luôn đông người

Khu vực quầy thuốc BV Mắt Hà Nội

Khu vực quầy thuốc BV Mắt Hà Nội

Bác sĩ kiểm tra thị lực bệnh nhân

Bác sĩ kiểm tra thị lực bệnh nhân

...sau đó khám và điều trị


Con gái anh Ninh các bác sĩ phát hiện có dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ


...sau đó khám và điều trị

...sau đó khám và điều trị

Ghi nhận tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) vào cuối giờ chiều 19/9, số lượng người đăng ký để khám đau mắt đỏ vẫn rất đông.

Khu vực đăng ký khám bệnh của Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội)

Khu vực đăng ký khám bệnh của Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội)

Trao đổi với PV Dân trí, TS.BS Phạm Ngọc Đông, Trưởng khoa Kết – Giác mạc, bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội), cho biết: Khoảng 1 tuần trước, lượng bệnh nhân đến khám các bệnh liên quan đến mắt là 1.500 người, trong đó có 10% bệnh nhân bị Viêm kết giác mạc cấp (đau mắt đỏ); nhưng 3 ngày trở lại đây tỷ lệ bệnh nhân bị đau mắt đỏ tăng lên là 13%.

Bác sĩ Đông cho biết, triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ là: Ban đầu bệnh nhân thấy cộm mắt, cảm giác có dị vật trong mắt, có thể bị chói mắt, chảy nước mắt, tiết tố mắt ra nhiều kèm theo dử mắt, mắt đỏ lên. Đặc biệt, là trước đó bệnh nhân đã tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ, thì những biểu hiện như vậy cho thấy khả năng bị đau mắt đỏ là rất cao.

TS.BS Phạm Ngọc Đông trao đổi với PV Dân trí

TS.BS Phạm Ngọc Đông trao đổi với PV Dân trí

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có dấu hiệu của đau mắt đỏ nhưng biểu hiện nặng hơn như sưng nề mắt, có màng giả trong mắt, dịch màu hồng chảy ra. Thì cần đi khám để bác sĩ bóc màng và hướng dẫn dùng thuốc.

Bác sĩ Đông cho biết: “Nếu bệnh nhân có những triệu chứng như vậy nên đi khám ngay để phát hiện bệnh sớm, vì cũng có những bệnh khác liên quan đến mắt cũng gây đỏ mắt và những dấu hiệu tương tự như đau mắt đỏ như bệnh: Viêm màng bồ đào, loét giác mạc giai đoạn đầu, viêm nội nhãn… Bệnh đau mắt đỏ nếu để quá thì vẫn có thể chữa trị được, khắc phục được. Nhưng những bệnh như tôi kể vừa rồi mà dấu hiệu ban đầu rất giống với đau mắt đỏ, thì phải điều trị đặc hiệu, nếu muộn rất dễ dẫn đến mù lòa”.

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Đông, bệnh đau mắt đỏ là do vi rút gây ra, nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng vẫn có thể chữa khỏi theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân có những dấu hiệu kể trên nên đi đến các cơ sở y tế có chuyên môn để khám và điều trị kịp thời, để phòng tránh các bệnh nguy hiểm về mắt khác.

Bác sĩ Đông thông tin thêm, bệnh đau mắt đỏ không lây khi chúng ta nhìn thẳng vào mắt người bệnh mà nguồn lây cơ bản nhất là từ tay sang mắt và mắt sang tay. Bởi khi người bệnh bị đau mắt đỏ hay có thói quen đưa tay lên mắt sau đó lại cầm, nắm vào những đồ vật chung trong gia đình hoặc nơi làm việc, khi người khác tiếp xúc với những đồ vật đó và vô tình chưa rửa tay đúng cách lại đưa lên mắt mình rất dễ lây bệnh đau mắt đỏ.

Do đó, người bị bệnh đau mắt đỏ nên được cách li và có ý thức phòng tránh lây lan cho người khác, bằng cách không ngủ chung, sử dụng đồ dùng cá nhân riêng hoặc thường xuyên rửa tay đúng cách trước khi tiếp xúc với những đồ dùng chung trong gia đình và nơi làm việc. Đồng thời, người chưa bị bệnh cũng phải chủ động phòng tránh lây bệnh đau mắt đỏ bắt cách bỏ thói quen dụi mắt, thường xuyên vệ sinh tay chân khi tiếp xúc với những đồ dùng chung tại nơi làm việc, nhất là nơi có bệnh nhân đau mắt đỏ.

Nguyễn Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm