Giấm rượu táo - Tốt cho người bị chuột rút, huyết áp cao

(Dân trí) - Một cốc nước pha giấm rượu táo có tác dụng tốt với người bị chuột rút, huyết áp cao, đang trong giai đoạn điều trị bệnh hay sốt…

 

Giấm rượu táo - Tốt cho người bị chuột rút, huyết áp cao - 1


 

Vết côn trùng đốt

 

Giấm rượu táo có thể làm dịu sự nhói buốt do ong đốt. Axit trong giấm táo có thể chuyển hóa các chất độc trong nọc độc sang dạng ít độc hơn. Giội nước pha giấm cũng là một cách dân gian thường áp dụng khi bị sứa đốt.

 
Ứng dụng: Hãy dùng bông thấm giấm rượu táo thoa lên vết ong hay sứa đốt.

 

Chuột rút

 

Một trong những khả năng gây chuột rút là thiếu can-xi, ma-giê, ka-li và vitamin B, C. Và tất cả các vi chất này đều có trong táo. Giấm rượu táo cũng rất hữu ích, nó giúp tăng cường lượng axit trong dạ dày, cải thiện khả năng hấp thụ can-xi và ma-giê.

 

Ứng dụng: Hãy trộn 2 thìa giấm rượu táo trong 1 ly nước lọc và uống 3 lần/ngày. Hoặc trộn 2 thìa giấm vào 1 cốc nước ấm, ngâm một miếng vải vào hỗn hợp này và đặt nó lên vùng cơ bị đâu và rồi phủ một chiếc khăn dày lên trên.

 

Huyết áp cao

 

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, nhưng các nghiên cứu cho thấy có các yếu tố nguy cơ sau: béo phì, tăng tiết hooc-môn renin ở thận, kháng insulin (giai đoạn trước khi bị bệnh tiểu đường, khi cơ thể kém đáp ứng với hooc-môn), tuổi tác và gen di truyền.

 

Những nghiên cứu ban đầu cho thấy giấm giúp hạ huyết áp. Các nhà nghiên cứu tin rằng axit acetic trong giấm làm giảm lượng hooc-môn angiotensin II, giúp các mạch máu co lại.

 

Giấm cũng được cho là giúp giảm cân, một trong những yếu tố giúp hạ huyết áp. Nó cũng được cho là làm chậm mức tăng đường huyết sau bữa ăn, mà có thể dẫn tới tình trạng hạ đường huyết nhanh chóng và gây ra cơn đói tiếp theo.

 

Táo cũng có thể giúp giảm cholesterol. Nghiên cứu mới nhất tại Mỹ cho thấy những phụ nữ ăn 75g táo khô (tương đương 4 quả táo) mỗi ngày trong 6 tháng sẽ có mức cholesterol xấu LDL giảm 1/4.

 

Ứng dụng: Thêm 1 chút giấm táo trong bữa ăn hằng ngày.

 

Những giai đoạn nặng nề

 

Táo chứa một lượng nhỏ genistein, một estrogen thực vật có nhiệm vụ đóng các cơ quan thụ cảm oestrogen trong tế bào cơ thể nhằm cân bằng lượng estrogen.

 

Điều này có thể ngăn chặn các vấn đề liên quan do estrogen quá nhiều, ví như các giai đoạn đau đớn, mệt mỏi.

 

Ứng dụng: Uống 2 thìa giấm rượu táo pha với 1 ly nước, uống 2-3 lần/ngày hoặc thêm giấm táo vào món ăn.

 

Sốt HAY

 

Táo rất giàu quercetin, một chất flavanoid mà tương tự như chất kháng histamin và chống viêm. Nó có chủ yếu trong vỏ táo và táo đỏ có nhiều chất này hơn táo xanh.

 

Trong khi đó, một số nghiên cứu cho thấy giấm rượu táo có thể là một phương thuốc cho người bị viêm mũi dị ứng hay sốt hay.

 

Một nghiên cứu với 24 người tham gia cho thấy độ pH trong nước tiểu có tính kiềm cao hơn trước khi bị dị ứng tấn công. Nhưng sau khi uống giấm rượu táo, độ pH trong nước tiểu của họ đã nhanh chóng trở về bình thường và mức độ tấn công của dị ứng cũng ít nghiêm trọng hơn. Điều này là do các axit hữu cơ và kali trong giấm rượu táo.

 

Ứng dụng: Nếu cảm thấy mình có biểu hiện của sốt Hay, hãy pha 1 thìa giấm táo vào ly nước và nhấm nháp hỗn hợp này trong khoảng hơn nửa tiếng. Đợi hơn nửa tiếng sau thì lặp lại. Hoặc thêm 1 thìa giấm rượu táo vào các món ăn như súp.

 

Chữa nấc

 

Giấm rượu táo là một trong những cách truyền thống để chữa nấc do ăn quá nhiều, do axit dạ dày ít làm chậm lại quá trình tiêu hóa protein; hay các thực phẩm béo ngọt khó tiêu hóa trong dạ dày và gây lên men.

 

Giấm rượu táo có thể khôi phục lại sự cân bằng axit trong dạ dày và giảm các cơn co thắt của cơ hoành.

 

Ứng dụng: Khi nấc, hãy pha 1 thìa giấm rượu táo vào 1 ly nước và uống thật chậm.  

 

Nhân Hà

Theo DM