Giảm hơn 40% biến cố tim mạch nhờ dấu ấn sinh học
(Dân trí) - Việc hướng dẫn điều trị suy tim bằng dấu ấn sinh học Troponin và NT-proBNP giúp giảm các biến cố tim mạch, cải thiện chức năng tim, cải thiện cảm giác và chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Các diễn giả giải đáp thắc mắc của đại biểu
Hội thảo khoa học các dấu ấn tim mạch vừa diễn ra tại TP. Đà Nẵng đã thu hút gần 300 cán bộ y tế tại khu vực miền Trung tham dự, cùng trao đổi về tầm quan trọng của xét nghiệm NT-proBNP và Troponin-T siêu nhạy giúp giảm thiểu nguy cơ liên quan đến suy tim và nhồi máu cơ tim.
Theo đó, việc hướng dẫn điều trị suy tim bằng dấu ấn sinh học NT-proBNP có thể làm giảm hơn 42% tổng số các biến cố tim mạch, cải thiện chức năng tim, cải thiện cảm giác và chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Còn xét nghiệm siêu nhạy Troponin T (hsTnT) có ưu điểm hơn hẳn các xét nghiệm Troponin hiện tại, giúp chẩn đoán sớm và chính xác để loại trừ hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên.
“Trong những năm gần đây, hai dấu ấn sinh học mới là NT-proBNP và hs-Troponin T đã được chứng minh rất hữu ích trong thực hành lâm sàng, được các hướng dẫn quốc tế của Trường môn tim mạch (ACC), Hội Tim Hoa Kỳ (AHA) và Hội Tim mạch Châu Âu (ESC) chấp thuận đưa vào các phác đồ chẩn đoán và theo dõi điều trị suy tim cũng như hội chứng mạch vành cấp” GS. TS. BS. Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội tim mạch học Tp. Hồ Chí Minh cho biết.
Theo báo cáo mới nhất của WHO, mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 17.5 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch. Nếu không có một hành động tích cực thì đến năm 2015 trên
toàn thế giới sẽ có 20 triệu người chết do bệnh này. Theo điều tra mới nhất của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh, thành phố cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch (từ 25 tuổi 1/5 trở lên) là 25,1%, tăng hơn điều tra của những năm trước đó (những năm 60, tỷ lệ này là 1,5%; những năm 80, tỷ lệ này là 11,5%.
Nhân Hà