1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ghép tạo hình củng mạc - Khỏi lo tăng độ cận ở trẻ

Theo khảo sát mới đây của ngành Y tế, có đến 72,3% học sinh bị tật khúc xạ về mắt (cận, viễn, loạn thị), trong đó riêng cận thị chiếm 47,5% và đã trở thành căn bệnh học đường.

Cảnh báo gia tăng tỷ lệ cận thị ở trẻ em

Tật cận thị trước hết làm ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, khả năng tiếp nhận và cảm nhận cuộc sống bằng thị giác, cận thị nặng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ; nếu để bệnh biến chứng nặng, có thể bị thoái hóa võng mạc, bong võng mạc dẫn đến mù lòa.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Theo khảo sát mới đây của ngành Y tế, có đến 72,3% học sinh bị tật khúc xạ về mắt (cận, viễn, loạn thị), trong đó riêng cận thị chiếm 47,5% và đã trở thành căn bệnh học đường.

Đặc biệt với với nhóm học sinh từ 6 đến 18 tuổi thì nhóm tăng độ cận thị mạnh nhất là 7-9 và 12-14 tuổi. Đây là giai đoạn cơ thể của trẻ phát triển rất nhanh, trục nhãn cầu dài ra nên mức tăng cận thị cũng nhanh hơn.

Số liệu nghiên cứu cũng cho thấy, lứa tuổi học sinh đầu cấp THCS có tốc độ tiến triển cận thị nhanh hơn hẳn so với các nhóm khác, ở giai đoạn đầu cấp mức tăng trung bình là 0,75D (đi ốp)/năm trong khi mức tăng trung bình của học sinh phổ thông nói chung vốn đã ở mức khá cao (0,6D/năm).

Bệnh viện Mắt Quốc Tế Việt Nga
Bệnh viện Mắt Quốc Tế Việt Nga

Phương pháp ghép tạo hình củng mạc - Ngăn chặn cận thị tiến triển ở trẻ em

Hiện nay, để điều chỉnh bệnh cận thị, ngoài việc đeo kính, điều trị nội khoa, rạch giác mạc hình nan hoa làm thay đổi hình thể giác mạc, điều trị bằng tia laser excimer… thì phổ biến nhất vẫn là phương pháp lasik.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ được chỉ định thực hiện ở các bệnh nhân trên 18 tuổi. Do vậy, với lứa tuổi có tốc độ tiến triển cận thị nhanh từ 12-13 tuổi thì phương pháp này lại không phát huy được tác dụng.

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga đã thành công trong tạo hình củng mạc điều chỉnh cận thị nặng cho trẻ em. Đây là một phương pháp ít tổn thương và không có biến chứng đáng kể giúp làm giảm mức độ tiến triển của bệnh cận thị xuống gần 3 lần.

Bệnh nhi được chỉ định phương pháp ghép tạo hình củng mạc nhằm gia cố lớp màng ngoài cùng của nhãn cầu. Phương pháp này không giúp tăng thị lực cho bệnh nhân mà ngăn chặn sự tiến triển của cận thị do trục nhãn cầu bị kéo dài, nhờ đó ngăn chặn sự suy giảm thị lực và ổn định cận thị.

Phương pháp này tiến hành rất đơn giản, thông qua một vết cắt rất nhỏ từ ngoài nhãn cầu, các chuyên gia sẽ đưa vào khoang thượng củng mạc ở cực sau của nhãn cầu chất collagen dạng gel sinh học. Chất này sẽ dần gắn chặt vào củng mạc của bệnh nhân và gia cố cho củng mạc thêm chắc chắn, ngăn chặn sự kéo dài ra của trục nhãn cầu đồng thời nó có tác dụng hoạt huyết cho nhãn cầu giúp ngăn chặn thoái hóa võng mạc ngoại vi, một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân cận thị nặng và tiến triển.

Đây là phương pháp giúp ngăn chặn cận thị tiến triển được triển khai duy nhất tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga được chính các chuyên gia đến từ Liên Bang Nga thực hiện.

Chăm sóc sau thực hiện

Sau khi thực hiện phương pháp này từ 5 đến 7 ngày, bệnh nhân sẽ bình phục mà không phải áp dụng chế độ sinh hoạt đặc biệt nào, chỉ cần tránh tiếp xúc, va đập trực tiếp vào mắt.

Ghép tạo hình củng mạc là một phương pháp trung phẫu có độ an toàn cao, không biến chứng và kết quả rất khả quan trọng điều chỉnh cận thị, đặc biệt là đối với trẻ đang phát triển. Tuy nhiên theo các chuyên gia, biện pháp lâu dài và khoa học để ngăn ngừa cận thị cho trẻ là phải đảm bảo 2 yếu tố, đó là tránh mắt phải điều tiết quá nhiều bằng cách duy trì cho trẻ phương pháp học tập khoa học như: ngồi đúng tư thế, đủ ánh sáng, khoảng cách đọc, nghỉ ngơi hợp lý…

Địa chỉ Bệnh Viện Mắt Quốc Tế Việt Nga

Hà Nội

Nhà C2, Làng Quốc Tế Thăng Long, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh

Số 1 – Đường 3 Tháng 2, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Hà Thu