Đột phá: Phát hiện "thủ phạm" khiến bệnh AIDS không thể chữa khỏi

(Dân trí) - Cho đến nay, các nghiên cứu về điều trị đều tập trung vào việc ngăn chặn vi rút HIV xâm nhập vào tế bào T - một loại tế bào bạch cầu chủ chốt của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi ngừng thuốc, vi rút này lại tái xuất khiến người bệnh không thể dừng thuốc và bệnh AIDS không thể khỏi hoàn toàn.

Các nhà khoa học đã xác nhận rằng vi rút HIV có thể tồn tại trong một loạt tế bào bạch kháng ít được chú ý - đại thực bào - các tế bào bạch cầu lớn ở trong gan, phổi, tủy xương và não.

Phát hiện đột phá này đã giải thích tại sao mặc dù có những tiến bộ to lớn trong việc ngăn chặn vi rút nay nhưng không một phương pháp điều trị nào chữa khỏi bệnh này hoàn toàn.

“Các kết quả này sẽ làm thay đổi phương thức điều trị vì chúng ta sẽ tập trung vào những tế bào này hơn tế bào T, bởi dường như chúng đóng vai trò là nơi “chứa chấp” vi rút HIV”, TS Jenna Honeycutt, trưởng nhóm nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tiến sĩ của phòng bệnh truyền nhiễm UNC.

“Thực tế là HIV có thể tồn tại trong các đại thực bào thì bất kỳ kế hoạch điều trị nào cũng phải nhắm đến 2 loại tế bào này”.

Mặc dù trường Y UNC đã tuyên bố rằng HIV tồn tại là nhờ ẩn nấp trong các đại thực bào nhưng họ chưa rõ các đại thực bào này sẽ phản ứng thế nào với liệu pháp kháng vi rút (ART).

Họ cũng không chắc chắn rằng liệu các đại thực bào này có thể nơi cư ngụ của HIV sau điều trị hay chính đại thực bào đang “bảo vệ” vi rút này. Và đó sẽ là công việc mà các nhà nghiên cứu sẽ làm trong thời gian tới.


Cho đến nay, việc điều trị tập trung vào HIV trốn trong tế bào T - một loại tế bào bạch cầu.

Cho đến nay, việc điều trị tập trung vào HIV trốn trong tế bào T - một loại tế bào bạch cầu.

Điều trị HIV đã đạt được những tiến bộ đến mức nếu dùng thuốc điều trị hằng ngày sẽ không thể phát hiện được vi rút HIV trong máu.

Gần 30% trong số 1,2 triệu người Mỹ nhiễm HIV không thể phát hiện vi rút này trong máu.

Một người có HIV trở thành “không thể phát hiện được” (nhờ điều trị nhắm vào các tế bào T, ngăn chặn sự nhân lên của vi rút này trong máu) là khi không một phép đo nào phát hiện được vi rút này trong máu.

Nếu một người "không thể phát hiện được vi rút" tiếp tục duy trì điều trị, họ sẽ không thể lây truyền HIV sang đối tác. Cho đến nay không có nghiên cứu nào chỉ ra sự lây truyền HIV từ người "không thể phát hiện được vi rút" này sang người khác.

Cũng đã có một số thử nghiệm lâm sàng, bao gồm PRO-140 của CytoDyn, với hy vọng sẽ phát triển được cách điều trị mới hiệu quả hơn. Và nỗ lực này có thể thành hiện thực nhờ nghiên cứu mới nhất của UNC nêu trên. Nghiên cứu này dựa trên kết quả nghiên cứu nhiều năm của cộng đồng nghiên cứu HIV.

Nhân Hà

Theo DM