“Đối sách” với các bệnh mùa đông

(Dân trí) - Khi thời tiết chuyển lạnh, cũng là lúc nhiều “vấn đề” sức khỏe phát sinh, ví dụ như các chứng bệnh sau.

Tay chân lạnh

“Đối sách” với các bệnh mùa đông - 1


 

“Sợ lạnh” là phản ứng bình thường  của cơ thể trong mùa đông nhưng nếu lạnh đến tận đốt ngón tay đầu bàn chân, thậm chí cảm thấy tê buốt, đau nhức, lúc đó bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sỹ. 

 

Đối sách: Thường ngày không nên hút thuốc, tránh dung nạp quá nhiều chất cafein, ví dụ như: cà phê, trà đặc, cocacola…, nên ăn nhiều thực phẩm hoạt huyết mang tính ôn, nóng, nên mặc đủ quần áo ấm, thường xuyên làm động tác vận động làm ấm cho cơ thể như co duỗi các ngón tay, vươn và quay vòng cánh tay, chuyển động bàn chân…, tránh ngồi yên một chỗ trong thời gian dài và quá tập trung tinh thần, đặc biệt là liên tục sử dụng não trên 7 tiếng. 

 

Viêm khớp

 

Người bị bệnh viêm khớp giống như là “ trung tâm dự báo thời tiết”, chỉ cần trời vừa chuyển lạnh, đấu gối sẽ dự báo trước. Thông thường, nhiệt độ trong ngày thay đổi từ 3 độ trở lên, khí áp thay đổi lớn hơn 10 HPA (10%), khớp sẽ có cảm giác đau nhiều lên rõ rệt.

 

Đối sách: Bình thường ngoài việc chú ý giữ ấm cho tứ chi, cơ thể, chúng ta còn có thể dùng tấm bảo vệ gối, bảo vệ cổ tay mà các vận động viên hay dùng. Ngoài ra, nên luyện tập đôi chân một cách đều đặn để thúc đẩy tuần hoàn máu và bơi nước ấm là môn thể thao rất tốt.

 

Da khô

“Đối sách” với các bệnh mùa đông - 2


 

Da là một bộ  phận rất nhạy cảm, trong những ngày mùa đông, huyết quản da thường ở trong trạng thái thu co, sự bài tiết của tuyến mồ hôi, tuyến đầu ngón tay giảm đi rõ rệt, có người còn bị ngứa, da mẫn đỏ, sưng tấy, nghiêm trọng còn xuất hiện nứt nẻ bất thường…

 

Đối sách: Trong mùa đông, những người ưa sạch cần chú ý cách tắm và tấn suất tắm. Số lần tắm không cần phải nhiều, 3 ngày hoặc 2 ngày/lần là được. Không nên dùng xà phòng tắm có độ pH cao, nước cũng không nên quá nóng, sau khi tắm xong nên bôi lên một lớp kem dưỡng ẩm. 

 

Bệnh gout

 

Viêm khớp do Gout thường phát tác vào buổi tối trong tiết trời lạnh lẽo. Nguyên nhân gây bệnh là do axít uric trong cơ thể quá nhiều, kết tinh và tích tụ ở trong phần khớp, đội quân bạch cầu sẽ tẩy trừ các chất độc này khỏi cơ thể nhưng đồng thời cùng tấn công tế bào khớp, gây ra viêm và dẫn đến đau nhức.  

 

Đối sách: Chú ý ăn uống, không để cho phát phì, tránh dung nạp các nội tạng động vật, hàu, cá mòi, đồng thời cai rượu triệt để để tránh gây ra bộc phát, cần phải uống nhiều nước để thúc đẩy trao đổi chất.

 

Nếu người trong gia đình bị gout thì cần đi kiểm tra hàm lượng uric trong máu thường xuyên để chủ động phòng tránh.  

 

Bệnh đường hô hấp

 

Sau khi trời trở lạnh, trải qua “khảo nghiệm” đầu tiên chính là hệ thống hô hấp.

 

Đối sách: Không nên vì sợ lạnh mà lập tức mặc rất nhiều quần áo dày cộm. Cũng không nên suốt ngày ở trong phòng điều hòa. Cách tốt nhất là bản thân mình nên vận động, bởi vì vận động sẽ giúp cho chúng ta thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, tăng cường chức năng tim phổ và cũng có ích cho hệ thống hô hấp. Những người thích vận động rất nhanh sẽ phát hiện ra mình không cần mặc quá nhiều quần áo cũng có thể đi ra ngoài.

 

Chứng trầm cảm do mùa

 

Mùa đông vừa đến, sự buồn bực cũng dường như gia tăng. Chuyên gia cho rằng, điều này có liên quan đến việc “đêm dài ngày ngắn” do chất hydroxytryptamine-5 trong não tăng thất thường.

 

Đối sách: Ngoài việc tham gia chữa trị về tâm lý,  những người mắc bệnh còn phải uống thêm thuốc chống lại chứng trầm cảm, chữa trị bằng ánh nắng cũng là một biện pháp hỗ trợ chữa bệnh rất tốt. Trong mùa đông âm u, để cho bản thân mình tắm ánh nắng mặt trời là rất quan trọng. Ánh mặt trời không những hong khô chứng trầm cảm, mà còn nhờ ánh nắng mặt trời hợp thành vitamin D trong cơ thể, giúp việc bổ sung can-xi thực sự hiệu quả. 

 

Mũi “đình công”

 

“Đối sách” với các bệnh mùa đông - 3


Hiện tượng chảy máu mũi rất dễ xảy ra trong mùa đông, điều này có thể là do khí hậu khô lạnh, niêm mạc xoang mũi cũng trở nên khô và yếu, rất dễ bị tổn thương từ đó gây nứt vỡ các mao mạch, tức là chảy máu mũi.

 

Đối sách: Xuất huyết nhẹ có thể áp dụng tư thế nằm nghiêng hoặc nửa nằm nửa ngồi, phần đầu có tư thế thấp hơi nghiêng về phía trước, dùng phương pháp thở bằng miệng để duy trì hơi thở thông suốt, đồng thời dùng ngón tay ấn vào cánh mũi để ngăn chặn máu chảy ra, khoảng 10 phút sau lượng máu lưu thông sẽ tự dưng ít đi hoặc ngừng chảy. 

 

Xuất huyết nhanh hoặc nhiều, đặc biệt là kết hợp bệnh cao huyết áp và các chứng bệnh khác thì thông thường cần nhanh chóng đi tìm sự giúp đỡ của bác sỹ.

 

Thường ngày nên uống nhiều nước và giữ cho không khí trong phòng lưu thông, nếu điều kiện cho  phép có thể  áp dụng phương pháp làm ấm trong không khí,  tạo ra một môi trường nhỏ dưỡng ẩm cho bản thân mình, cho cơ thể một quãng thời gian để thích ứng với sự thay đổi không khí lạnh với thời tiết. 

 

Dương Hằng

Theo health.sohu