1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Điều trị ho: dễ mà khó!

Thời tiết mưa nắng thất thường khiến những cơn ho tấn công người lớn, con nhỏ. Dù ho là “gương mặt thân quen” mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhưng bạn có chắc chắn là mình đã biết phân biệt các loại ho và từ đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất?

Làm sao nhận biết được ho khan hay ho có đàm?

Thông thường trong đời sống ta hay gặp hai loại ho: ho khan và ho có đàm.

Ho khan là khi người bệnh chỉ ho đơn thuần không khạc ra đàm, hoặc nhiều nhất cũng chỉ khạc một chút chất nhầy. Ho khan thường là do hít phải những mẩu vụn thực phẩm, hít phải các loại khói bụi gây kích thích hoặc khi cơ thể phản ứng lại trước những thay đổi đột ngột của thời tiết. Ho khan cũng có thể là biểu hiện của tình trạng mới bị cảm lạnh, bị nhiễm vi-rút cúm, bị hen phế quản...

Ho có đàm là khi người bệnh ho và khạc ra đàm. Trong hầu hết các trường hợp, ho có đàm là triệu chứng của bệnh lý cảm lạnh thông thường hoặc bệnh cúm. Đàm thường tích tụ ở trong phổi, hoặc được dẫn lưu lên họng. Khi xảy ra điều này, cơ thể phải có phản xạ ho để tống những chất nhầy này ra khỏi phổi hoặc đường dẫn khí.

Mỗi loại ho một cách điều trị

Mỗi loại ho một cách điều trị

Có rất nhiều phương pháp trị ho nhưng hiện nay, xu hướng trị ho bằng thuốc tân dược đang được nhiều người lựa chọn vì tính tiện lợi và hiệu quả. Việc lựa chọn thuốc trị ho phải dựa vào đặc điểm ho khan hay ho có đàm. Hiện có hai cách phổ biến:

Dùng thuốc ức chế phản xạ ho: Bao gồm thuốc kháng histamin trị dị ứng (phénergan, théralène), thuốc ức chế ho gây nghiện (codein) và thuốc ức chế ho không gây nghiện (dextromethorphan). Loại thuốc này chỉ thích hợp để dùng trong trường hợp ho khan vì nếu ho có đàm, thuốc sẽ làm đàm khô quánh đặc, khó tống đàm, cản trở đường thở.

Dùng thuốc long đàm: Có nhiều loại thuốc giúp long đàm và tan đàm với nhiều tác dụng khác nhau, trong đó, điều trị ho đàm bằng thuốc long đàm với hoạt chất Bromhexine[PH1]. Bromhexine giúp làm tăng sự vận chuyển chất nhầy bằng cách làm giảm độ đặc quánh của chất nhầy và tăng hoạt động các lông chuyển đường hô hấp, giúp việc tống xuất chất nhầy dễ dàng hơn. Sử dụng phối hợp Bromhexine với các kháng sinh làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản, do vậy, thuốc thường được sử dụng kết hợp với kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Một vài lưu ý khi điều trị ho
đàm

Một vài lưu ý khi điều trị ho đàm

Theo các chuyên gia, ho là một phản xạ tự nhiên có lợi của đường hô hấp nhằm tống xuất các mầm bệnh, mủ, đàm, chất nhầy, chất xuất tiết ra ngoài làm thông thoáng đường thở. Vì vậy, không nên quá lo lắng và luôn tìm cách kìm hãm phản xạ có lợi này.

Tuy nhiên, khi ho nhiều sẽ gây khó chịu thậm chí có hậu quả xấu cho người bệnh như: đau ngực, đau họng, mất ngủ, nôn ói, ăn uống kém,… nhất là ở trẻ em. Trong trường hợp này, người bệnh nên dùng loại thuốc ho an toàn, phù hợp với lứa tuổi từ các thương hiệu lớn uy tín trên thị trường.

Lưu ý, nếu trẻ ho có đàm do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen phế quản, lao, ho gà… thì tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc ức chế ho, nhất là thuốc có chứa antihistamine vì sẽ làm đặc đàm và gây ho nặng hơn. Nên sử dụng các thuốc long đàm làm đàm loãng ra, khi ho dễ dàng tống xuất đàm ra khỏi đường hô hấp, thuốc có chứa Bromhexine[PH2] là một ví dụ.

Trường hợp ho kéo dài hơn 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho có đàm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm... nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.

Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào mùa lạnh và những khi thời tiết thay đổi. Người bệnh cần năng luyện tập thể dục thể thao phù hợp, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, tạo môi trường sống trong sạch mới đem lại hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.

Bisolvon – giải pháp cho ho đàm

Hoạt chất Bromhexine trong Bisolvon hiệu quả trên điều trị ho đàm với tác dụng phối hợp giúp loãng đàm và long đàm an toàn. Bromhexine được bào chế dưới dạng thuốc viên nhỏ tiện lợi cho người lớn và dạng siro dịu ngọt thích hợp cho trẻ em (có thể dùng cho trẻ dưới 2 tuổi). Hãy lựa chọn các thuốc có nguồn gốc rõ ràng để đạt hiệu quả điều trị tối ưu cũng như bảo vệ gia đình bạn tốt nhất.

• Ths. Bs Trịnh Ngọc Quang - PGĐ Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Trung Ương.

• Bảo trợ thông tin: Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Trung Ương (T5G)