1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Điểm mặt những tai nạn hay gặp ở trẻ em

(Dân trí) - Cho dù bạn đã nỗ lực hết sức để chăm lo và giữ an toàn cho trẻ, thì các tai nạn vẫn luôn có thể xảy ra. Hãy cùng điểm mặt những tai nạn và cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và nơi mà tai nạn dễ xảy ra nhất.

 

Điểm mặt những tai nạn hay gặp ở trẻ em - 1

Bỏng là một trong những tai nạn thương tích hay gặp nhất ở trẻ em. Tai nạn bỏng bao gồm bỏng nắng, bỏng điện và bỏng do lò nướng, đèn, diêm, thuốc lá đang cháy và nơi đốt lửa (bếp củi, bếp lò, lửa trại v.v…). Những mối nguy hiểm khác gồm nước nóng và hơi nước nóng từ xoong chảo, cốc hoặc bình đun nước nóng. Bỏng do nước tắm cũng hay gặp, nhất là nếu đặt nhiệt độ của bình nóng lạnh trên 49oC.

Ngộ độc do ăn/uống phải thuốc, dầu gội, nước bôi sau khi cạo râu, nước hoa, vitamin, sản phẩm tẩy rửa và do tiếp xúc với các thiết bị ga như lò nướng và bếp ga.

Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn tử vong ở trẻ em, và có thể xảy ra trong bồn tắm, bồn vệ sinh, xô chạu, bể bởi và bất cứ nơi nào có nước lộ thiên.

Chấn thương sọ não do ngã từ ghế cao, giường, đồ đạc, sàn nhà trơn trượt và thiết bị ở sân chơi.

Sặc thức ăn, đồ chơi, pin, nắp chai, tiền xu, bóng hoặc những đồ vật nhỏ khác.

Nghẹt thở do dây chuyền, dây trên quần áo, băng đô, dây buộc, cà vạt và ruy băng, cũng như dây trên đồ chơi, thiết bị gia dụng, rèm cửa sổ và các đồ vật cố định khác.

Chấn thương mũi do chạy va vào đồ vật, ngã trên mặt phẳng cứng, bị đồ chơi văng vào, hoặc bị bạn đấm hoặc đạp phải.

Mắc kẹt đồ vật trong mũi hoặc tai, như đá nhỏ, thuốc nhai, sỏi và hạt đỗ.

Đứt và trầy xước do móng tay sắc (của chính trẻ hoặc của trẻ khác), vật nuôi, các đồ vật sắc nhọn (như dao, các thiết bị có lưỡi dao, thủy tinh hoặc các vật dễ vỡ khác), mép sắc của đồ đặc, que và các đồ vật có đầu nhọn khác.

Gãy xương và bong gân do ngã mạnh và do chơi đùa quá mạnh, nhất là với những trẻ bắt đầu tuổi tập đi. Trẻ em dễ bị gãy xương hơn người lớn vì chúng có một vùng xương mềm ở đầu mỗi xương gọi là đĩa tăng trưởng.

Tụ máu - bầm tím dưới da - do va chạm và ngã.

Trật khớp khuỷu, do xách trẻ lên bằng một tay, lôi tay trẻ quá mạnh, hoặc xoay trẻ bằng cánh tay. Xương cẳng tay có thể bị trật khỏi khớp khuỷu và đôi khi bị trượt ra sau mà không được nhân viên y tế chú ý.

Chấn thương mắt do bụi, cát, phun hóa chất hoặc các loại dị vật khác vào mắt trẻ.

Ngã từ nôi, ghế ăn, bàn thay tã, xe tập đi và cầu thang.

Những nơi cần để mắt tới:

Cũi, có nguy cơ kẹp ngón tay hoặc cả tay/chân, nghẹt thở (do đồ chơi của cũi có dây buộc hoặc ruy băng), và bị ngạt dưới chăn và gối. Thanh ray kéo lên xướng cũng có thể gây ngạt và nghẹt thở, và đồ quây cũi có liên quan với SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ).

Ô tô với ghế ngồi ô tô được lặp đặt không đúng, hoặc khi trẻ vô tình bị bỏ lại trong xe hơi khóa cửa, gây nguy hiểm do không khí quá nóng.

Cửa sổ, trẻ có thể bị ngã từ cửa cổ hoặc bị nghẹt thở do dây kéo mành/rèm cửa sổ.

Nhà tắm, là nơi rất dễ gây trượt chân do sàn ướt, va đập và trầy xước do các thiết bị vệ sinh, và vết cắt do máy cạo. Trẻ có thể bị chết đuối trong vài cm nước, vì thế luôn cảnh giác khi trẻ trong nhà tắm và đảm bảo sao cho trẻ không vào được nhà tắm nếu không có sự giám sát của người lớn.

Cẩm Tú

Theo Babycenter