Dành 15 phút mỗi ngày phòng bệnh suy tĩnh mạch

Những triệu chứng đau, nặng chân tưởng chừng như vô hại lại là triệu chứng báo hiệu bệnh suy tĩnh mạch chân. Thậm chí rất nhiều bệnh nhân ở các giai đoạn muộn, như giãn tĩnh mạch ngoằn ngoèo, nhưng vẫn không biết mình đang bị bệnh. Suy tĩnh mạch tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và là một gánh nặng của xã hội.

Nguy cơ suy tĩnh mạch ở phụ nữ

Suy tĩnh mạch hiện đang là một bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam, cứ 100 người thì có từ 25-60 người mắc bệnh (theo nghiên cứu của Present và VCP).

Theo chia sẻ của huấn luyện viên Thúy Uyên, từng có học viên của chị là bệnh nhân hoặc có người thân mắc bệnh suy tĩnh mạch. “Phụ nữ từ 35 đến 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này nhưng những triệu chứng ban đầu chưa được mọi người quan tâm đúng mức. Nhiều người thường bị nhầm lẫn triệu chứng khó chịu ở chân với tình trạng thiếu calci hoặc viêm khớp”, Thúy Uyên cho biết.

Do sự nhận thức về bệnh trong cộng đồng còn thấp nên phần lớn bệnh nhân chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn. Thanh Hoài, một học viên của huấn luyện viên Thúy Uyên, cho biết mẹ em hiện đang bị giãn tĩnh mạch, phù chân sau nhiều năm tiến triển của bệnh. “Mẹ em nay đã đi đứng rất khó khăn do chân phù và đau nhức thường xuyên, đôi khi tê buốt đến không ngủ được”.

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí, Đại học Y dược TPHCM, cảnh báo rằng tình trạng bệnh của mẹ Hoài có thể tiến triển thành chàm, loét chân nếu không được điều trị ngay. Biến chứng này không chỉ gây mất thẩm mĩ, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống mà còn tốn kém nhiều chi phí điều trị và trở thành gánh nặng của xã hội.

Trường hợp chị Hải Vân, nhân viên văn phòng, thì may mắn được thì bác sĩ chẩn đoán, nhận diện sớm nên việc điều trị khá khả quan.


PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí, Đại học Y Dược TP. HCM

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí, Đại học Y Dược TP. HCM

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí về y khoa Anh quốc Lancet Today cho thấy Việt Nam là một trong mười nước lười vận đống nhất thế giới (chỉ hơn 15% người lớn tập thể dục 30 phút mỗi ngày).

Yêu đôi chân với 15 phút mỗi ngày

“Không quá khó để phòng ngừa bệnh suy tĩnh mạch, chỉ cần một lối sống năng động, tích cực tập luyện thể dục 15 phút mỗi ngày”, BS Nguyễn Văn Trí tiết lộ.

Để giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị suy tĩnh mạch, BS Nguyễn Văn Trí cũng đã cung cấp một bài tập thể dục có tác dụng triệt tiêu trọng lực và làm tăng sức mạnh cơ bắp - bàn chân như sau:

1. Tư thế nằm

Nằm thẳng hoặc nâng chân cao 60 độ hoặc hai chân dựa vào tường góc 90 độ. Thực hiện các bài tập xoay cổ chân cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ; gập duỗi cổ chân; dạng - khép các ngón chân. Mỗi động tác thực hiện đến khi mỏi mới đổi chân. Thời gian tập khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc nhiều lần trong ngày, mỗi lần 10-15 phút.


Nằm thẳng hoặc nâng chân cao 60 độ

Nằm thẳng hoặc nâng chân cao 60 độ


2. Tư thế ngồi

Ngồi trên ghế sao cho đùi bằng hoặc cao hơn mông để giảm thiểu áp lực tác động lên cột máu tĩnh mạch. Các bài tập cẳng - bàn chân ở tư thế này tương tự như tư thế nằm.

Dành 15 phút mỗi ngày phòng bệnh suy tĩnh mạch - 3

3. Tư thế đứng

Tư thế đứng hầu như không có tác dụng triệt tiêu trọng lực, nhưng vẫn phù hợp với người có công việc buộc phải đứng trong thời gian dài. Luyện tập dạng - khép ngón chân, nhón gót - mũi chân luân phiên; có thể kết hợp với dụng cụ hỗ trợ như cầu thang, bàn, ghế.


Có thể kết hợp với dụng cụ hỗ trợ như cầu thang, bàn, ghế

Có thể kết hợp với dụng cụ hỗ trợ như cầu thang, bàn, ghế

Lưu ý quan trọng là cần kết hợp hít thở sâu nhịp nhàng trong quá trình luyện tập vì hô hấp cũng là một trong ba cơ chế căn bản giúp thúc đẩy hiệu quả phòng ngừa và điều trị suy tĩnh mạch.

Bạn có thể tìm thêm nhiều thông tin thú vị để chăm sóc đôi chân tại đây