Đái tháo đường thai kỳ và tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng có chỉ số GI thấp
Cùng lắng nghe những chia sẻ của Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh để rút ra những thông tin và lời khuyên hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) các bạn nhé!
Trước đây, cụm từ đái tháo đường thai kỳ nghe hãy còn khá xa lạ với các phụ nữ mang thai. Thế nhưng cho đến hiện tại, theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa thế giới năm 2015, tỷ lệ mắc ĐTĐTK đã chiếm khoảng 16% trên tổng số thai phụ.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy có từ 11- 13% phụ nữ mang thai đối mặt với ĐTĐTK, song điều đáng nói là rất ít thai phụ thật sự quan tâm hoặc hiểu đúng về vấn đề này, mà thường cho rằng đó chỉ là tình trạng tạm thời, sinh con xong sẽ tự khỏi.
Đái tháo đường thai kỳ: Mối hiểm nguy “ngọt ngào”
ĐTĐTK có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được kiểm soát tốt. ĐTĐTK khiến mẹ bầu phải đối mặt với những nguy cơ như đa ối, sảy thai, sinh non, tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, sinh khó, sang chấn và băng huyết sau sinh, rối loạn đường huyết dẫn tới hôn mê…
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, ĐTĐTK còn để lại nhiều hậu quả trên trẻ từ giai đoạn thai nhi đến suốt quá trình trưởng thành. Trẻ sơ sinh có mẹ bị ĐTĐTK thường dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da khi sinh, có nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch khi trưởng thành. Nguy hiểm hơn, thống kê cho thấy hơn 50% phụ nữ bị mắc ĐTĐTK có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 trong vòng 5-10 năm sau khi sinh, chứ không đơn thuần “sinh xong sẽ tự khỏi” như nhiều bà mẹ lầm tưởng!
Vì vậy, hiểu rõ nguyên nhân để ngăn ngừa ĐTĐTK từ ban đầu, cũng như kiểm soát tốt ĐTĐTK trong quá trình mang thai nếu lỡ mắc phải là điều rất quan trọng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần biết đến:
- Những phụ nữ có nguy cơ mắc ĐTĐTK: Những người phụ nữ tuổi trên 35 tuổi, từng mang thai nhiều lần, có tình trạng béo phì trước khi mang thai, tăng cân nhiều và nhanh trong quá trình mang thai, đã từng bị ĐTĐTK trong những lần mang thai trước, sinh con to (nặng trên 4kg) trong các lần mang thai trước, trong gia đình đã có người bị đái tháo đường… là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ĐTĐTK cao.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu kiểm soát trong thai kỳ: Việc thiếu kiểm soát ăn uống này bao gồm ăn nhiều đồ ngọt, ăn nhiều đồ béo và ăn quá mức cần thiết. Do các hormone thay đổi trong quá trình mang thai làm xuất hiện cảm giác thèm ăn nên không ít người không “cưỡng” được, ăn quá nhiều bánh trái, dẫn đến lượng đường huyết tăng cao dù trước khi mang thai vốn có chế độ dinh dưỡng rất cân bằng. Ngoài ra, hiểu nhầm có thai cần “ăn cho hai người” cũng khiến cho những mẹ bầu nỗ lực ăn quá nhiều dẫn đến tăng đường huyết, tăng cân quá mức
Chỉ số đường huyết - GI: Chìa khoá vàng giải đáp băn khoăn của mẹ
Để phòng ngừa ĐTĐTK, các mẹ bầu cần làm quen khái niệm “Chỉ số đường huyết” viết tắt là GI - Glycaemic Index. Đây là chỉ số phản ánh mức độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường.
Chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại thành các mức: thấp, trung bình và cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, đường huyết sẽ tăng vọt lên rất nhanh gây rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Lượng đường nhiều trong máu sẽ được gan chuyển hóa thành mỡ và lâu dài gây béo phì và giảm đề kháng với insulin lâu dài dẫn tới đái tháo đường. Ngược lại, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ sau ăn và giảm xuống một cách chậm rãi giúp cơ thể luôn cân bằng chuyển hóa và cung cấp năng lượng.
Phụ nữ mang thai cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Năng lượng chỉ cần tăng thêm 50 Kcalo trong 3 tháng đầu thai kỳ, tăng thêm 250 Kcalo trong 3 tháng giữa và tăng thêm 450 Kcalo trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đối với những phụ nữ đã bị béo phì trước khi mang thai thì năng lượng tăng lên trong thai kỳ sẽ rất ít. Lượng chất bột đường nên ở mức 55- 60%, chất béo ở mức 25- 30% và chất đạm 15-20% tổng năng lượng. Nếu bị ĐTĐTK cần giảm lượng chất bột đường thấp hơn chỉ ở mức 50-55% năng lượng. Đó là lý do những mẹ bầu nên chú ý đến chỉ số đường huyết – GI của những món ăn mình lựa chọn cao hay thấp để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với sức khoẻ.
Nên chọn các thực phẩm giàu chất bột có chỉ số đường huyết thấp, chuyển hóa chậm và giàu chất xơ như gạo lức, lúa mì nguyên vỏ, yến mạch, các loại đậu cả vỏ,..vì giúp ổn định đường huyết và giảm cholesterol máu. Chọn các loại cá, đậu vì giàu a-xit béo chưa bão hòa nhiều nối đôi vì giúp bảo vệ bà mẹ trước nguy cơ tiền sản giật như các loại cá. Rau xanh và các loại củ có màu cam, vàng, đỏ có nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, chất khoáng và xơ sẽ giúp kiểm soát đường huyết sau ăn và bảo vệ tế bào. Nên hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, giàu năng lượng như lạp xưởng, bánh kem, thịt quay, đồ hộp... để hạn chế nguy cơ mắc ĐTĐTK. Nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản cho mẹ bầu là “nguyên tắc 1 phần 4”: Hãy chia đĩa thức ăn thành 4 phần với 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ!
Sữa bầu với chỉ số GI thấp là cách để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ bầu nhưng vẫn giữ được đường huyết ổn định, ngăn ngừa và kiểm soát tốt nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ
Sữa dành cho phụ nữ mang thai tuy là một nguồn dinh dưỡng quan trọng nhưng không phải loại sữa nào cũng có chỉ số GI thấp. Để kiểm soát tốt và ngăn ngừa ĐTĐTK từ ban đầu, nên ưu tiên chọn những loại sữa bầu với chỉ số GI thấp, để làm giảm nguy cơ và hỗ trợ kiểm soát đường huyết khi không may bị ĐTĐTK. Sữa bầu với chỉ số GI thấp, có thể dùng thay thế cho các bữa ăn nhẹ. Đây là cách để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ bầu nhưng vẫn giữ được đường huyết ổn định, ngăn ngừa và kiểm soát tốt nguy cơ mắc ĐTĐTK!
Thực phẩm bổ sung: Sản phẩm dinh dưỡng Anmum™ là sản phẩm dinh dưỡng đặc chế phù hợp cho nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Với chỉ số GI thấp cùng các lợi ích vượt trội về dinh dưỡng như chứa GA-CONNEXTM - thành phần quan trọng của mô não, giúp kết nối các tế bào não; DHA giúp xây dựng các tế bào não, hỗ trợ sự phát triển trí não và thị lực; FOLATE cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi, giúp ngăn ngừa nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh; PROBIOTIC DR10™ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, Prebiotics FOS tăng cường hệ miễn dịch…đây được xem là sản phẩm dinh dưỡng đặc chế hoàn hảo để cùng mẹ đề phòng ngừa nguy cơ ĐTĐTK ngay từ ban đầu.