Cuộc chiến ngăn chặn đề kháng kháng sinh
Tìm ra kháng sinh đã khó, việc sử dụng kháng sinh đúng cách và hợp lý lại càng khó hơn. Chính vì thế, cần có những giải pháp để chống lại tình trạng đề kháng đáng báo động hiện nay.
Thực tế đáng lo
Do người bệnh tự điều trị và sử dụng không hợp lý, lạm dụng kháng sinh mà không qua tư vấn của y bác sĩ cũng như tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn càng ngày càng kháng thuốc.
Và đề kháng kháng sinh đang trở thành mối nguy cơ nghiêm trọng toàn cầu khi mà theo báo cáo của WHO năm 2014, chi phí thiệt hại do đề kháng kháng sinh có thể lên đến 100.000 tỷ đô la, và 10 triệu người có thể chết nếu không có các biện pháp hành động kiên quyết hơn để giải quyết tình trạng đề kháng kháng sinh1
Những nỗ lực ngăn kháng thuốc
Hiện tại các nước chưa tìm ra biện pháp tốt để giải quyết tình trạng kháng kháng sinh. Do đó, mỗi quốc gia và cá nhân cần phải nỗ lực hành động nhiều hơn nữa, chú trọng thực hiện công tác phòng ngừa nhiễm khuẩn như: làm vệ sinh tốt hơn, xử lý nước sạch, kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở y tế, và thực hiện tiêm phòng. WHO kêu gọi phát hiện các biện pháp chẩn đoán mới, thuốc kháng sinh và các công cụ khác giúp các chuyên gia y tế ngăn chặn tình hình kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng.
Theo đó, WHO khu vực châu Âu đã thiết lập một mạng lưới các hệ thống quốc gia để giám sát kháng kháng sinh ở tất cả các nước, với tên gọi CAESAR (Central Asian and Eastern European Surveillance of Antimicrobial Resistance network), trong việc thu thập dữ liệu đã được chuẩn hóa để thông tin có thể so sánh; WHO khu vực Đông Nam Á đã xác định kháng thuốc là công việc ưu tiên từ sau Tuyên bố Jaipur (ở Ấn Độ, năm 2011) của các Bộ trưởng y tế trong khu vực cam kết theo dõi, ngăn chặn kháng thuốc; WHO Tây Thái Bình Dương đã phục hồi hợp tác khu vực trong việc theo dõi kháng kháng sinh giữa các nước sau những bất ổn bởi một loạt các tình huống khẩn cấp trong những năm 20001.
Và cuối tháng 8 vừa qua, tại Việt Nam, lần đầu tiên Hội Thảo Trực Tuyến Inspiration 2015 về “Sử dụng kháng sinh hợp lý trong nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng” cũng đã được tổ chức với sự phối hợp của VPĐD GlaxoSmithKline Pte Ltd tại TP.HCM và Hội Hô Hấp TP.HCM, thu hút hơn 2.000 cán bộ y bác sĩ tại 8 nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (như Bangladesh, Campuchia, Malaysia, Philipine, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam) tham dự và thảo luận. Hội thảo đã nhấn mạnh về những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh và chia sẻ về phác đồ điều trị hợp lý nhằm có kết quả tốt và hạn chế tình trạng kháng thuốc sau đó, nhưng vẫn ít tốn kém.
Theo các chuyên gia, khi điều trị bằng kháng sinh, các y bác sĩ cần tuân thủ những nguyên tắc như xác định mục đích điều trị, định danh tác nhân gây bệnh, cân nhắc kỹ lưỡng để dùng đúng thuốc, đúng phác đồ, cần lưu ý sử dụng các loại kháng sinh có phổ hẹp và nên theo dõi sát để đánh giá hiệu quả điều trị của các liệu pháp lựa chọn.
Về phía bệnh nhân, không nên tự ý sử dụng kháng sinh nếu chưa có chỉ định điều trị của y bác sĩ, và cần tuân thủ những hướng dẫn sử dụng thuốc suốt quá trình điều trị, tuyệt đối không bỏ dở điều trị, ngay cả khi đã thấy triệu chứng thuyên giảm rõ.
Hội thảo thực sự là cầu nối kiến thức hữu ích thúc đẩy việc nghiên cứu, trao đổi khoa học giữa các nước để chăm sóc người bệnh tốt hơn và điều trị hiệu quả hơn.
Tập đoàn dược phẩm GSK đã 2 lần vinh dự nhận được giải thưởng Nữ Hoàng Anh (một giải thưởng lâu đời và cao quý ở Anh và chỉ được trao tặng cho các doanh nghiệp có sức sáng tạo đột phá, không ngừng phát triển và mang lại tác động tích cực cho cộng đồng toàn cầu) vào năm 1986 và 1992 cho cùng những sáng kiến phát minh có liên quan đến sự phát triển các kháng sinh mới.
Với sứ mệnh “Giúp mọi người làm việc nhiều hơn, cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn” GSK luôn nỗ lực không ngừng để xứng đáng với danh hiệu mà mình đạt được. Mỗi giây có đến hàng trăm viên thuốc kháng sinh của GSK được đưa đến tận tay người bệnh ở hơn 100 quốc gia trên toàn cầu. Và sản phẩm đặc biệt này của GSK vẫn giữ hiệu quả điều trị trong suốt 30 năm qua, sau khi penicillin lần đầu tiên được tìm ra và được phép lưu hành ở Anh.
Để tìm hiểu thêm thông tin về Hội nghị Inspiration 2015, vui lòng truy cập trang web http://vn.gsk.com
Nguyên Ngọc
Tài liệu tham khảo:
1. WHO. WHO’s first global report on antibiotic resistance reveals serious, worldwide threat to public health. [online] Available at: http://www.who.int/mediacentre/news/releases/2014/amr-report/en/ [Accessed 30 April 2014].
2. Pharmacy Detailer_GSKDC-PT-APJ-2015-0219_D1_Lowres