Cúm A/H5N1 và A/H7N9 - vì sao đáng sợ?

Ở nước ta, từ đầu năm đến nay, đã phát hiện hai trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 và đều tử vong. Cúm A/H7N9 chưa có ở Việt Nam nhưng đang hoành hành phức tạp ở các nước láng giềng. Hiểu rõ cơ chế lây nhiễm để có cách phòng ngừa chủ động hai chủng cúm mới này là điều cần thiết nhất hiện nay.

Theo thống kê của WHO thì cúm A/H5N1 có tỉ lệ gây tử vong rất cao: từ 50-60% các trường hợp mắc. Riêng ở Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cả nước đã có hai trường hợp được xác định bị nhiễm cúm A (H5N1) và đều tử vong. Như vậy, tỉ lệ tử vong do mắc cúm A/H5N1 hiện tại ở nước ta là… 100%. Đồng thời, phía bên kia biên giới, cúm A/H7N9 cũng đang chực chờ, sẵn sàng “vượt biên” vào nước ta bất cứ lúc nào.

Virút cúm gia cầm dễ
dàng lẫn vào không khí, bụi đất

Virút cúm gia cầm dễ dàng lẫn vào không khí, bụi đất

Virút cúm được xác định là tồn tại nhiều trong chất bài tiết của gia cầm và có thể dễ dàng lẩn vào bụi đất, không khí. Virút có thể lây khi người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc đồ dùng, vật dụng có dính chất thải của gia cầm; hít phải không khí chứa bụi từ phân gia cầm hay qua ăn uống. Cả hai đều chưa có thuốc đặc trị, thậm chí cúm A/H7N9 vẫn chưa có vắc xin ngừa ở gia cầm.

Virút cúm gia cầm dễ
dàng lẫn vào không khí, bụi đất

Virút cúm A (H7N9) gây bệnh nhưng không có triệu chứng lâm sàng trên gia cầm nên rất khó phát hiện.

Người nhiễm cúm A/H5N1 và cúm A/H7N9 sẽ có các triệu chứng như: sốt đột ngột, ho, khó thở, viêm phổi nặng và suy hô hấp. Ngoài ra, người mắc cúm A/H7N9 có diễn biến viêm phổi rất nhanh đồng thời có hiện tượng hoại cơ nên thường gây đau nhức. Bên cạnh đó, vi rút cúm A/H7N9 gây bệnh nhưng không có triệu chứng lâm sàng trên gia cầm nên rất khó phát hiện. Do vậy, nếu người có tiền sử đi đến vùng có dịch, tiếp xúc gần với bệnh nhân (bao gồm cả ngồi gần trên tàu, xe, máy bay) gia cầm ốm chết trong vòng 14 ngày thì cần đặc biệt lưu ý khi có một trong những triệu chứng trên.

Virút cúm gia cầm dễ
dàng lẫn vào không khí, bụi đất

Nên thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn để tăng cường khả năng loại trừ mầm mống gây bệnh

Biện pháp phòng cúm được WHO khuyến cáo hàng đầu (nhưng vẫn bị nhiều người bỏ qua) hiện nay là rửa tay sạch sẽ. Trong thời điểm xảy ra dịch cúm, tốt nhất nên rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn để tăng cường khả năng loại trừ mầm mống gây bệnh. Không chỉ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh mà ngay cả sau khi ra ngoài về, nhất là khi có tiếp xúc với gia cầm hay đi vào vùng dịch. Cẩn thận với dịch mũi, nước bọt từ gia cầm hoặc từ người khác, nên rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn đúng cách nếu chẳng may bị vấy bẩn. Ngoài ra, trong thời điểm “nhạy cảm” này, tuyệt đối không ăn gia cầm không rõ nguồn gốc, không ăn tiết canh, không tiếp xúc với gia cầm bệnh, chết. Nếu ở nhà kín thì hạn chế sử dụng máy điều hòa, để nhà thông gió, thường xuyên lau nhà; lưu ý che miệng mũi khi ho, hắt hơi…

Nhằm tuyên truyền sâu rộng các biện pháp phòng ngừa cúm chủ động cho cộng đồng, Cục Y tế Dự phòng (trực thuộc Bộ Y tế) phối hợp cùng Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy chính thức phát động chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh cúm gia cầm lây sang người A (H5N1) và A (H7N9) tại Lạng Sơn (22/3) và Cần Thơ (29/3). Có thể thấy rằng, dich cúm đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, người dân nên chủ động phòng ngừa quyết liệt. Việc rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay hoặc xà phòng diệt khuẩn là biện pháp tốt nhất mà mỗi người cần thực hiện nghiêm túc để bảo vệ bản thân và gia đình.