Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân cao tuổi sau phẫu thuật

Hỏi: Chào bác sĩ, mẹ tôi năm nay 62 tuổi, đang trong giai đoạn chăm sóc tại nhà sau phẫu thuật. Tôi nên chuẩn bị chế độ dinh dưỡng như thế nào để giúp mẹ tôi hồi phục sức khỏe tốt nhất? - (Như Mai, TP.HCM).


GS. TS. Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam

GS. TS. Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam

Trả lời:

Chào bạn, người trẻ và khỏe mạnh cũng đã mất nhiều sức sau phẫu thuật. Ở người lớn tuổi, sức khỏe thường bị suy giảm nên càng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng trong thời gian chăm sóc hậu phẫu mới có thể giúp hồi phục thể trạng nhanh chóng. Trong giai đoạn này, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, ăn không ngon miệng. Tuy nhiên, bạn nên khuyến khích mẹ bạn cần ăn uống điều độ, không bỏ bữa. Mặt khác, nhiều người lầm tưởng rằng bồi bổ cho người bệnh thật nhiều thực phẩm bổ dưỡng là tốt nhưng thực tế, chế độ dinh dưỡng cân bằng mới là hợp lý nhất. Để vết mổ nhanh lành và tăng sức đề kháng, bệnh nhân cần uống đủ nước, khẩu phần ăn cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất quan trọng sau: chất đạm, chất xơ, chất béo, chất đường, vitamin và khoáng chất.

Ảnh minh họa – Chế độ ăn nhiều rau, củ, quả không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn tốt cho hệ tim mạch
Ảnh minh họa – Chế độ ăn nhiều rau, củ, quả không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn tốt cho hệ tim mạch

Thực phẩm chứa chất đạm lý tưởng nhất chính là thịt nạc (thịt lợn, bò, gà), hải sản và trứng (gà, vịt). Ngoài ra, để bữa ăn thêm phong phú, bạn còn có thể chế biến những món ăn giàu chất đạm khác cho mẹ bạn từ các loại đậu, nhất là đậu nành. Chất xơ và vitamin có nhiều nhất trong rau củ, trái cây tươi. Bạn cũng nên bổ sung nhiều vitamin C (cam, chanh, bưởi, rau ngót,…) và một số loại thực phẩm chứa nhiều beta-caroten như đu đủ, gấc, cà rốt, bí đỏ,… vào bữa ăn hàng ngày cho mẹ. Về chất đường, tốt nhất nên dùng các loại ngũ cốc (cơm, cháo, xôi, bánh mì,…). Chất béo thì nên lựa chọn chất béo từ cá, dầu thực vật. Lưu ý, các chức năng cơ thể của người lớn tuổi không còn được tốt như người trẻ vì vậy cần kiêng kỵ tuyệt đối một số loại thức ăn cũng như điều chỉnh gia vị cho phù hợp. Về loại thức ăn, không nên ăn mỡ động vật hay các nội tạng như: gan, bầu dục, não, lòng... hạn chế tối đa các món ăn chiên xào, nướng và các thực phẩm có nhiều có nhiều đường. Về gia vị, cần tránh sử dụng các gia vị quá cay, quá mặn, quá ngọt để giảm thiểu các bệnh về hệ tiêu hóa, huyết áp,…

Tuy nhiên, thức ăn thông thường đôi khi không cung cấp đủ lượng dưỡng chất thiết yếu do dưỡng chất bị mất đi trong quá trình chế biến hoặc cơ thể không hấp thu hết. Do đó, đối với người lớn tuổi đang trong giai đoạn hồi sức sau phẫu thuật, việc dùng thêm thực phẩm bổ sung để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Thực phẩm bổ sung nên ở dạng uống để cơ thể dễ hấp thu. Khi lựa chọn thực phẩm bổ sung nên lưu ý chọn các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt phù hợp với độ tuổi của người bệnh. Ngoài ra, trong thành phần, bên cạnh các vitamin và khoáng chất thiết yếu như Vitamin B, A, C, E... Kẽm, Magie, Selen,...còn cần có plant sterols (chất béo chiết xuất từ thực vật) để giúp hạn chế hấp thụ cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch; chiết xuất tự nhiên từ bông cải xanh (Glucoraphanin) giúp làm chậm quá trình lão hóa, đào thải độc tố, phù hợp với đối tượng dùng thuốc điều trị trong thời gian dài. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp cùng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, chắc chắn sức khỏe mẹ bạn sẽ sớm được hồi phục.

 

Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân cao tuổi sau phẫu thuật - 3

GS. TS. Nguyễn Lân Việt

Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam