1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Chuyên gia giải đáp những rắc rối thường gặp ở “vùng kín”

Có rất nhiều chị em vì vô tình hoặc lười nhác mà đã gây nguy hiểm cho "vùng kín" của mình vì những việc vẫn làm hàng ngày. Hãy lắng nghe tư vấn của các bác sĩ đầu ngành giúp chị em chăm sóc vùng kín đúng cách.

Để giúp chị em phụ nữ hiểu và biết cách chăm sóc vùng nhạy cảm tốt hơn, ngày 13/7/2017, nhãn hàng Dạ Hương đã tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến "Tư vấn kiến thức chăm sóc vệ sinh, bảo vệ vùng nhạy cảm đúng cách" với sự tư vấn, giải đáp của chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa - PGS. TS Vũ Bá Quyết - Giám đốc BV Phụ sản Trung Ương và Ths. Bs Lê Quang Thanh – Giám đốc bệnh viện Từ Dũ.

"Bác sĩ cho cháu hỏi là ban đầu dịch trong âm đạo mình nếu có màu đục hơi vàng, có mùi hôi nhẹ, đôi khi cũng ngứa...là dấu hiệu của bệnh gì ạ? Có cách nào để tự chữa được ở nhà không?

PGS.TS Vũ Bá Quyết: Tất cả các dấu hiệu như huyết trắng ra nhiều, đóng cục, ngứa, có mùi hôi... có thể là dấu hiệu viêm nhiễm âm đạo. Dịch âm đạo như có mủ thì nguy cơ viêm nhiễm càng cao. Trong những trường hợp này, tốt nhất chị em nên tới các cơ sở sản phụ khoa để được thăm khám, soi, nuôi cấy dịch âm đạo để tìm ra nguyên nhân chính xác. Trong những trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể sẽ phải siêu âm tử cung vòi trứng để phát hiện những bất thường.

PGS. TS Vũ Bá Quyết tư vấn cho độc giả
PGS. TS Vũ Bá Quyết tư vấn cho độc giả

Dạo gần đây tôi lại hay bị ngứa ngáy nơi ấy, nổi lên từng đốm đỏ, nhưng chỉ ở hai bên đường chéo của khu tam giác. Bác sĩ cho em hỏi như vậy là bị bệnh gì ạ?

PGS. TS Vũ Bá Quyết: Những triệu chứng như vùng nhạy cảm ngứa, có mùi hôi, nổi mụn kèm theo ra dịch âm đạo màu trắng... cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm âm đạo. Một số chị em xử trí bằng cách ngâm rửa bằng nước ấm nhưng theo bác sĩ cách này chỉ có tác dụng tạm thời làm cho bạn dễ chịu hơn mà thôi. Còn để chữa trị đúng bệnh thì nên đi khám bác sĩ hoặc dùng dung dịch vệ sinh thích hợp.

Chuyên gia giải đáp những rắc rối thường gặp ở “vùng kín” - 2

Tôi hay dùng nước pha loãng với muối hạt để vệ sinh vùng kín hàng ngày, đặc biệt là ngày đèn đỏ để tránh viêm nhiễm. Đôi khi cảm thấy bị rát, có đôi khi thì bị ngứa. Bác sĩ cho tôi hỏi, cách vệ sinh như vậy có đúng hay không?

Ths.Bs Lê Quang Thanh: Nước muối có tác dụng sát trùng tốt nhưng phải ở đúng hàm lượng. Nếu dùng nước muối có hàm lượng không phù hợp thì sẽ không những không tác dụng vệ sinh mà còn gây hại cho vùng nhạy cảm. Thông thường, trong y học, nước muối với tỉ lệ 9/1000 mới được sử dụng. Nước muối tự pha vệ sinh "vùng kín" có thể ảnh hưởng đến môi trường vi sinh của âm đạo, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Bác sĩ Thanh cũng khuyên nếu không dùng nước muối sinh lý thì có thể dùng các chế phẩm không kích ứng da, gây rát ngứa hoặc dùng dung dịch vệ sinh phù hợp sẽ tốt hơn.

Thưa bác sĩ, cháu có nghe nói là nhịn tiểu thì có nguy cơ bị viêm nhiễm vùng kín, điều này có đúng không?

Ths.Bs Lê Quang Thanh: nhịn tiểu kéo dài có thể dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu (đường tiểu) mà đường tiểu của người phụ nữ nàm rất gần vùng sinh dục. Do đó, nếu nhịn tiểu có thể làm viêm nhiễm đường tiểu và lây lan sang đường sinh dục, gây viêm nhiễm âm đạo.

Để chăm sóc vùng kín đúng cách, bác sĩ Quyết khuyên chị em nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch, tránh mặc quần áo bẩn hay có những thói quen gây viêm nhiễm "vùng kín" là tốt nhất. Ngoài ra, có thể có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh phụ nữ để giữ vệ sinh tốt hơn.

Khi nói đến việc sử dụng dung dịch vệ sinh, một số chị em tỏ ra lo lắng vì "không biết nên dùng loại dung dịch vệ sinh của nước ngoài hay trong nước", "trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ nữ nhưng không biết chọn loại nào"... Giải đáp vấn đề này, bác sĩ Thanh khuyên bạn nên chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn, đã được nghiên cứu tại các cơ sở y tế có uy tín. Trong trường hợp chớm bị viêm nhiễm hoặc muốn giữ vệ sinh sạch sẽ thì chị em nên lựa chọn các loại gần với tự nhiên, không làm ảnh hưởng đến môi trường âm đạo sẽ tốt hơn.

Chuyên gia giải đáp những rắc rối thường gặp ở “vùng kín” - 3