1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cho trẻ uống sữa nhiều, chưa hẳn đã tốt!

(Dân trí) - Trong hội thảo “Bé đến trường, ăn ngoan học giỏi” cập nhật thông tin dinh dưỡng cho các khoảng 200 cô mẫu giáo , vừa tổ chức tại TP.HCM, BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa Dinh dưỡng (BV Nhi Đồng 2) khuyến cáo: Việt Nam xếp trong 20 nước có tỉ lệ thấp còi cao nhất thế giới…

Việt Nam xếp trong 20 nước có tỉ lệ thấp còi cao nhất thế giới
Việt Nam xếp trong 20 nước có tỉ lệ thấp còi cao nhất thế giới


Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi làm giảm chất lượng cả thế hệ. Một quan niệm sai lầm đối với cha mẹ là luôn ép trẻ tăng cân quá nhanh, trong khi lại ít chú trọng đến việc cân đối giữa tăng cân và phát triển chiều cao.


BS Hậu cho biết: “Hiện nay, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là 1m64, trong khi con số đó ở Thái Lan là 1m69, ở Nhật Bản là 1m7 và Hàn Quốc là 1m74. Bên cạnh đó, chiều cao trung bình nữ giới cũng thấp hơn các nước trong khu vực. Trong khi cải thiện chiều cao là một biện pháp để phòng ngừa béo phì.”

Các nguy cơ dẫn đến béo phì bao gồm: mẹ thừa cân, mẹ tăng > 15kg trong thai kỳ; cai sữa mẹ trước 12 tháng; điều kiện kinh tế khá nhưng trẻ có thói quen dinh dưỡng xấu (thích ăn ngọt, thích  ăn nhiều cơm, thích ăn thịt, không thích ăn rau). Không chỉ có vậy, một quan niệm sai lầm khiến trẻ dễ bị béo phì là uống quá nhiều sữa.

Theo BS. Hậu, trẻ con được ăn được uống, sẽ phát triển rất tốt. Hấp thu dinh dưỡng không chỉ cung cấp năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động, mà còn giúp trẻ tăng chiều cao - cân nặng, và trí tuệ. Thông qua dinh dưỡng, hệ miễn dịch của bé cũng được nâng đỡ. Đặc biệt các bệnh chuyển hoá khi trưởng thành bắt nguồn từ chế độ ăn ở những lứa tuổi lên 3 lên 5.

Trẻ nên tăng cân và phát triển chiều cao đúng chuẩn. Sữa và các sản phẩm từ sữa thường được nằm trong danh sách các loại thực phẩm không nên lạm dụng vì sữa vẫn là một loại thực phẩm cao năng lượng. Điều này còn liên quan đến hoạt động thể chất, giai đoạn tăng trưởng của từng trẻ.

Thông thường, sữa nguyên chất là 3,9% chất béo (tức là chứa chất béo 3,9g mỗi 100g), sữa tách béo là 1,7% chất béo, sữa không béo 1% chứa 1% chất béo và sữa tách kem chỉ có 0,3% chất béo. Mỗi ngày bé trong giai đoạn mẫu giáo chỉ nên uống 1 -2 ly sữa. Trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì nên uống sữa gầy (sữa tách kem).

Trẻ em béo phì có thể dẫn đến hơn 1/2 béo phì khi trưởng thành, nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao gấp 5 lần: rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu, nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường, chậm vận động, mắc các bệnh lý về khớp, dậy thì sớm. Dậy thì sớm cũng là một trong những nguyên nhân làm “ngừng” tăng trưởng chiều cao.

Chính vì vậy, theo BS. Hậu, ở tuổi 3 - 5, bữa ăn học đường đóng vai trò vô cùng quan trọng khi trẻ chủ yếu sống ở trường. Các bữa ăn họ đường cung cấp >2/3 nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Bữa ăn chính và bữa phụ có thể thay đổi thường xuyên.

Sinh hoạt, ăn uống theo khoa học, có thời gian biểu rõ ràng, có bạn nên trẻ dễ ăn hơn ở nhà. Cô giáo mầm non có thể kết hợp với cha mẹ, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì: Hạn chế béo, ngọt, cơm; tăng rau, ăn độn trái cây lạt; uống nước đủ; cho trẻ uống sữa không béo, không đường; cho trẻ chơi vận động nhằm tăng tiêu hao năng lượng.
An Quý