Chàng trai 27 tuổi bị ung thư gan, một thói quen trước khi đi ngủ đã làm hại anh
Kết quả kiểm tra khiến chàng trai 27 tuổi khóc hết nước mắt. Anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, bác sĩ bảo bệnh đã ở giai đoạn nặng và phẫu thuật cũng không có tác dụng.
Theo thông tin đưa trên trang Sohu, Tiểu Hoàng là một chàng trai năm nay 27 tuổi. Anh là chủ một quán cà phê Internet rộng 100m2 và công việc kinh doanh cũng không tệ. Thời gian gần đây, Tiểu Hoàng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thỉnh thoảng đau vùng bụng bên phải, cơ thể gầy đi, da ngày càng vàng.
Gặp lại Tiểu Hoàng sau một thời gian dài, một người bạn đã hỏi anh gần đây có bị sốc gì không vì trông anh rất tệ. Nghe xong Tiểu Hoàng cảm thấy rất sợ hãi và liền đến bệnh viện để kiểm tra. Kết quả kiểm tra khiến chàng trai 27 tuổi khóc hết nước mắt. Anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, bác sĩ bảo bệnh đã ở giai đoạn nặng và phẫu thuật cũng không có tác dụng. Tiểu Hoàng không thể hiểu tại sao mình lại bị ung thư gan trong khi tuổi đời còn quá trẻ như vậy.
Hóa ra, cách đây 2 năm, bạn gái của Tiểu Hoàng đã chuyển sang yêu bạn thân của anh, vì thế 2 người chia tay. Điều này như một "đòn chí mạng" giáng xuống Tiểu Hoàng. Anh suy sụp đến nỗi hiện tại vẫn chưa lập gia đình. Và cũng từ đó anh có thói quen tai hại là uống nhiều rượu trước khi ngủ.
Bác sĩ thở dài: Chính thói quen này trước khi đi ngủ đã hại anh ấy!
Hầu hết tất cả các thành phần của rượu đều là ethanol, và nơi chuyển hóa chính của ethanol là gan. Ethanol vào cơ thể sẽ được các enzym trong gan phân hủy và chuyển hóa, cuối cùng tạo thành acetaldehyde.
Acetaldehyde có thể nói là "chất gây hại chết người" đối với gan, bởi acetaldehyde có thể làm tổn thương tế bào gan, đồng thời có thể làm cho mô gan bị xơ hóa và cứng lại, trong trường hợp nặng còn có thể gây thoái hóa và hoại tử tế bào gan, làm tăng khả năng ung thư gan.
Một khi cơ thể có 4 biểu hiện bất thường, cần kiểm tra chức năng gan sớm:
1. Da vàng
Đối với người khỏe mạnh, màu da phải hơi ngả vàng, hoặc trắng hồng. Còn những người có gan kém thường có làn da vàng bất thường.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do gan bị tổn thương, giảm khả năng chuyển hóa bilirubin dẫn đến hàm lượng bilirubin trong máu tăng cao và khiến da bị vàng.
Bilirubin là thành phần quan trọng của mật tổng hợp, thuộc nhóm chất độc thần kinh, có màu da cam.
2. Đau vùng bụng bên phải
Nói chung, đau bụng bên phải phần lớn là do bệnh ung thư gan gây ra. Nếu cơn đau nghiêm trọng thì rất có thể bệnh đã đến giai đoạn giữa và cuối.
Do gan nằm ở phía bên phải của ổ bụng nên trong gan xuất hiện các khối u dễ làm nang gan chèn ép hoặc chèn ép các cơ quan xung quanh, lúc này sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng bên phải.
Trong một số trường hợp nặng, nang gan thậm chí có thể bị vỡ, gây ra những cơn đau dữ dội.
3. Giảm cân không kiểm soát
Bệnh nhân ung thư thường bị sụt cân nghiêm trọng ở giai đoạn giữa và cuối, đặc biệt là bệnh nhân ung thư gan, họ gần như có thể được mô tả là "gầy gò" ở giai đoạn cuối.
Nếu có khối u trong gan thì trong cơ thể sẽ có một số tế bào ung thư, tế bào ung thư sẽ tiêu hao chất dinh dưỡng nhanh hơn, nếu thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể người thì cơ thể sẽ bị sụt cân dần dần.
4. Thường xuyên mệt mỏi
Thường xuyên mệt mỏi, nghỉ ngơi không thể thuyên giảm, có hiện tượng này thì đi kiểm tra chức năng gan sớm.
Gan có thể tổng hợp cholinesterase, có thể nói vai trò chính của men cholinesterase trong cơ thể là "cầu nối" giữa cơ bắp và dây thần kinh, nếu gan bị tổn thương thì lượng cholinesterase do nó tổng hợp cũng sẽ giảm, ảnh hưởng đến cơ bắp và dây thần kinh khiến cơ thể con người mệt mỏi nghiêm trọng.
Làm tốt 3 việc để không để bệnh gan "quấy rầy"
1. Chế độ ăn uống hợp lý
Ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh gan, nguyên nhân có mối quan hệ rất lớn đến thói quen ăn uống hàng ngày của chúng ta.
Xã hội không ngừng tiến lên, điều kiện ăn uống ngày càng cao, thịt cá tràn ngập khắp nơi... khiến cho số người mắc các bệnh mãn tính như mỡ máu, gan nhiễm mỡ cũng tăng lên.
Đồ chiên rán, đồ ngọt, mỡ động vật… đều là những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cơ thể con người dù phải tiêu thụ đường và mỡ nhưng nếu vượt quá lượng cần thiết thì chỉ làm tăng gánh nặng cho gan và tăng nguy cơ mắc bệnh gan.
Để giữ cho gan khỏe mạnh, mọi người nên "thay chất béo bằng rau quả", ăn nhiều rau và trái cây, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, có chế độ dinh dưỡng tốt.
2. Uống nhiều nước
Uống nước thường xuyên có thể bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể và thúc đẩy quá trình chuyển hóa "rác" trong gan.
Nước giúp quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ diễn ra tốt hơn, ngược lại lượng nước trong cơ thể thấp sẽ làm tăng quá trình tích tụ mỡ. Nếu không có đủ nước, các chức năng của thận sẽ hoạt động không đầy đủ và đẩy bớt phần việc qua cho gan. Trong khi đó chức năng chính của gan là chuyển hóa các chất béo, khi phải đảm nhận thêm vai trò của thận, hiệu suất của chức năng chính của gan bị giảm xuống.
3. Tránh thức khuya
"Thức khuya hại gan" - điều này đúng bởi ban đêm gan có thể bài tiết một lượng lớn chất độc, nếu thức khuya thường xuyên sẽ khiến các tế bào gan bị tổn thương mất thời gian sửa chữa, đồng thời không có lợi cho việc thải độc.
Đi ngủ sớm và dậy sớm là hình thức dưỡng gan đúng cách mà ai cũng cần nhớ và làm theo.