1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Chăm sóc dinh dưỡng cho bé 1-2 tuổi

Từ 1 đến 2 tuổi, đi được thì bé bắt đầu thích thú muốn tự tìm hiểu thế giới xung quanh và phụ huynh phải đối mặt với vấn đề đau đầu là cơ thể bé chưa đủ khỏe song đã muốn đi ra ngoài nhiều, nên trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Tròn tuổi, trẻ có thể bắt đầu chạy, lên xuống cầu thang nhờ tay vịn, nhảy bằng 2 chân. Biết tìm đồ vật bị giấu, chồng đồ vật lên cao, xếp 3 khối lại với nhau thành xe lửa, nghệch ngoạc vẽ hình tròn. Về ngôn ngữ, bé biết nói vài từ cho đến kết hợp từ thành câu ngắn, gọi tên đồ vật, thích được kể chuyện. Lúc này bạn đã có thể tương tác cao với trẻ vì trẻ thích bắt chước cha mẹ, có thể giúp việc nhà, biết dùng muỗng, nhận biết tên người, đồ vật, bộ phận cơ thể.
 
Từ 1 đến 2 tuổi, sau khi đi “sõi” thì bé bắt đầu thích thú muốn tự tìm hiểu thế giới xung quanh.

Từ 1 đến 2 tuổi, sau khi đi “sõi” thì bé bắt đầu thích thú muốn tự tìm hiểu thế giới xung quanh.

Để hỗ trợ cho sự phát triển nêu trên, hãy nhớ công thức: “Chăm con không suy dinh dưỡng và không béo phì”. Lượng ăn dặm chỉ cần 3 – 5 chén/ngày, tỷ lệ như nhau trong 1 chén (40g bột gạo - 20g đạm - 20g rau xanh - 5ml chất béo).

Trong đó,  trẻ cần DHA, thành phần quan trọng trong dẫn truyền thần kinh, bảo vệ não chống lại các tác nhân gây hại. Vitamin D vẫn cần bổ sung, vì trẻ chưa tự chạy nhảy nhiều ngoài trời nắng. Ngoài việc giúp cơ thể hấp thu canxi từ thức ăn, vitamin D còn giúp bảo vệ mắt, chống tật cận thị.
 
Giai đoạn này trẻ đã có thể ăn bã nhiều hơn, bạn hãy để ý cho trẻ ăn dặm với thực phẩm giàu canxi.
 
Giai đoạn này trẻ cần phát triển thị giác, nên cần vitamin A giúp hoàn thiện chức năng thị giác, sự tiếp nhận và phân biệt tín hiệu hình ảnh của mắt. Inotisol giúp cho mắt sáng khoẻ. Và Taurin chống lại các gốc oxy hóa có hại cho mắt và não. 
 
Thức ăn nhiều chất xơ giúp tăng vi khuẩn có lợi, tạo hàng rào miễn dịch trong hệ tiêu hóa.
 
Ăn đủ dinh dưỡng là trẻ khỏe mạnh.

Ăn đủ dinh dưỡng là trẻ khỏe mạnh.

 Ngoài ra, cần lưu ý sữa mẹ vẫn có nhiều lợi ích cho con trong giai đoạn này, vì thế, nếu bạn còn sữa và vẫn có điều kiện cho con bú, đừng cai sữa vì lý do mong con tăng cân nhanh. Trẻ cần được bổ sung nước, nước đúng nghĩa chứ không cần phải cho uống nước trái cây (hộp), nước ngọt. Bạn nên lưu ý lượng đường và muối trong khẩu phần ăn của trẻ, nói chung trẻ nên ăn nhạt hơn người lớn. Trẻ mới tập ăn sẽ thích thú muốn tự ăn, dù là bốc hay nghịch muỗng, bạn hãy cho con cơ hội phát triển kỹ năng. Bạn lưu ý khi chế biến và cất giữ thực phẩm đảm bảo vệ sinh sạch sẽ  là một cách để tránh con bị bệnh.

Cần cho con ăn đúng giờ giấc, ngồi vào bàn khi ăn, không ép ăn. Nếu con có vấn đề nào về dinh dưỡng, phát triển, hãy đưa con đến gặp bác sỹ xin tư vấn, đừng biến con thành vật thí nghiệm cho những lời khuyên từ bất cứ người nào bạn gặp. Nên nhớ suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng chứ không phải vì thiếu đạm. Việc cho con ăn quá nhiều đạm, nhất là “nhồi thịt”, chỉ là gánh nặng cho thận và có nguy cơ loãng xương. Ăn dặm thì trẻ càng lớn càng cần đa dạng nhiều món hơn, ăn cả xác thực phẩm, giúp tránh thiếu sắt thiếu máu.

Ăn đủ dinh dưỡng là trẻ khỏe mạnh.
Được nghiên cứu phát triển dựa trên kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tại Việt Nam & khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) và nhu cầu dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của trẻ, dòng sản phẩm Dutch Lady mới là giải pháp dinh dưỡng hiệu quả cho từng cột mốc phát triển từ giai đoạn mang thai đến lúc 6 tuổi. Dòng sản phẩm này bao gồm: Dutch Lady Mama (cho giai đoạn mang thai), Dutch Lady Khám Phá (cho trẻ từ 2 đến 4 tuổi), và Dutch Lady Sáng Tạo (cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi).