1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cảnh báo mới về sự nguy hiểm của kiến ba khoang

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM ngày 9-7 đưa ra cảnh báo mới về kiến ba khoang sau khi nhiều người bị loại kiến này cắn thời gian vừa qua.

Theo Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, kiến ba khoang thường xuất hiện vào mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm, vào buổi sáng. Dấu hiệu ban đầu khi bị kiến này cắn là ngứa, rát bỏng, có khi đau. Thời gian tiến triển viêm nhiễm kéo dài từ 1 đến 3 tuần, tùy thuộc vào lượng độc tố paederin của côn trùng trên da.

Cảnh báo mới về sự nguy hiểm của kiến ba khoang - 1

Rộp da do tiếp xúc kiến ba khoang

 

Kiến ba khoang sống trong môi trường ẩm ướt và sự tồn tại của loài kiến này giúp ích cho nông nghiệp vì chúng ăn các loài sâu bọ hại cây trồng. Loại kiến này chủ yếu sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… 

Vào mùa mưa, độ ẩm cao thuận lợi cho kiến ba khoang phát triển. Kiến ba khoang rất ưa ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn… nếu cửa nhà mở.

ThS-BS Tạ Quốc Hưng, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Đại học Y Dược, khuyến cáo độc tố trong kiến ba khoang rất mạnh. Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng, viêm da). Nếu người tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang qua tuần hoàn không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nặng.

Theo Người lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm