Cận cảnh “công nghệ” biến heo nái thành heo rừng

Heo nái già được xăm lông rồi mang đi tiêu thụ ở các nhà hàng, quán nhậu. Bao tử chó thành bao tử... nhím. Thực khách vô tư thưởng thức "đặc sản rừng" mà không hay biết mình bị lừa.

Theo quan niệm của văn hóa Phương Đông, ngày Tết nếu được ăn thịt heo rừng thì cả năm sẽ may mắn. Có ý kiến cho rằng sở dĩ ăn thịt heo rừng gặp may là do lông heo rừng có “ba chấu” một lỗ và tượng trưng cho… Phúc -Lộc-Thọ.

Thực tế rừng ngày càng bị thu hẹp, heo rừng ngày càng hiếm hoi. Nếu may mắn, người tiêu dùng có thể ăn được thịt heo rừng lai ở các trang trại phối giống giữa heo rừng và heo nhà. Tuy nhiên, số đông sẽ khó tránh khỏi việc phải nghiến răng “thưởng thức” heo rừng giả.

Một lò sản xuất
heo rừng
Một lò "sản xuất" heo rừng

Chúng tôi đã có dịp thâm nhập vào trung tâm chuyên chế biến heo nái thành heo rừng nằm ở xã Xuân Hưng (Xuân Lộc, Đồng Nai). Nơi đây có hàng chục lò “sản xuất” ngày đêm, cung cấp “heo rừng” cho TPHCM, Đồng Nai, Bình Thuận và các vùng lân cận.

Khâu đầu tiên của các lò chế biến này là đi thu mua heo nái đã bị "sa thải", không còn đẻ được nữa. Nếu chọn được con màu đen hay khoang trắng, khoang đen càng tốt và thường được mua với giá khoảng 20.000 đồng/kg.

Sau đó, heo nái già được tống vào chuồng và mỗi ngày chỉ cho uống một lần nước pha với cám loãng để cầm hơi. Mục đích của việc “tra tấn” này là làm cho heo thật gầy, teo bớt mỡ cho giống heo rừng. Thông thường, mỗi con heo chịu đựng trong vòng một tháng là đạt yêu cầu. Có con do quá kiệt sức, ngã lăn ra chết cũng được lôi vào chế biến.

Sau khi xẻ thịt, cạo lông, người ta dùng đèn khò (loại sử dụng khí đá để đốt) xì lên da heo cho vàng rộm như da bê thui. Sau đó thịt được ướp đá một ngày đêm.

Công đoạn xăm lông
cho heo nái
Công đoạn xăm lông cho heo nái

Kế tiếp là công đoạn quan trọng nhất: xăm lông. Để xăm, họ dùng bốn chiếc kim cột chặt vào một đầu đũa rồi hơ trên ngọn đèn dầu, khi đầu kim đỏ là cắm phập vào da heo. Muội khói của các vết xăm này sẽ lưu lại và giống hệt như lỗ chân lông của heo đã cạo sạch. Chỉ trong 3 giờ, một người có thể xăm kín một con lợn nái cả tạ thịt. Mỗi công xăm lông được trả 200.000 đồng một ngày.

Chỉ với công nghệ chế biến đơn giản trên, một kg heo rừng giả được bán với giá 150.000 đồng. Trừ chi phí, một con heo nái, người bán bỏ túi cả chục triệu đồng. Vì siêu lợi nhuận, lại quá đơn giản nên ở Xuân Hưng có rất nhiều lò “sản xuất”, ước tính mỗi ngày được cả tấn thịt. Số heo này sẽ được vận chuyển chủ yếu vào TP HCM bỏ mối.

Những con heo nái bị bỏ đói để tiêu hao bớt mỡ
Những con heo nái bị bỏ đói để tiêu hao bớt mỡ

Ngoài công nghệ chế biến heo nái thành heo rừng, nhiều lò còn sản xuất ra đủ loại thịt giả khác, đánh lừa người tiêu dùng như Voọc khô làm từ bò vụn cán mỏng, bán với giá 400.000 đồng một kg; nai khô thực chất cũng là thịt bò; thịt đà điểu cũng là thịt bò xắt mỏng, sau đó bỏ huyết heo vào xóc đều để thịt có màu đỏ rực như thịt đà điểu, một hộp vài trăm gram có giá khoảng 100.000 đồng một hộp.

Bao tử chó hô biến thành bao tử nhím
Bao tử chó "hô biến" thành bao tử nhím

Đặc biệt, bao tử nhím về ngâm rượu chữa bệnh đau dạ dày cũng là một món hàng thường bị làm giả. Người ta thường đến các tiệm thịt cầy để đặt mua bao tử chó. Sau đó, họ băm một loại rễ cây rừng có vị đắng nhét vào dạ dày, phơi cho thật khô để teo tóp lại rồi đem bán ra thị trường.

Theo Phương Nam

Pháp luật TPHCM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm