Cải thiện chứng mất tập trung ở người trẻ

Khó tập trung vào công việc, đầu óc lơ đãng… là những biểu hiện thường thấy ở phần lớn nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn xem đây là điều bình thường, trong khi đó, mất tập trung chính là một trong những dấu hiệu của suy giảm trí nhớ.

Ảnh hưởng của chứng mất tập trung

Chứng mất tập trung có các biểu hiện rõ ràng như: khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, trí nhớ suy giảm, rối loạn hoạt động hàng ngày và mất dần khả năng ghi nhớ trong công việc. Một cuộc khảo sát của tạp chí Hypertension (Mỹ) cho thấy chứng mất tập trung thường xuất hiện trong chúng ta ở độ tuổi từ 18 - 46.

Nhiều nhân viên văn phòng thường xuyên than phiền với các bác sĩ về khả năng tập trung, đôi lúc cảm thấy đầu óc trống rỗng, lơ mơ và tư duy dần kém đi. Họ gặp khó khăn trong công việc mà trước đó vẫn làm bình thường, căng thẳng trong suy nghĩ và thời gian hoàn thành công việc chậm chạp hơn cũng như hiệu quả giảm sút rõ rệt.

Điều này ảnh hưởng lớn đến công việc của người bệnh ngày càng trì trệ, làm giảm khả năng phát triển của bản thân. Thậm chí, mất tập trung lâu dài không cải thiện dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ... Thống kê cho thấy mỗi năm có 10-15% bệnh nhân mất tập trung, suy giảm trí nhớ mức độ nhẹ tiến triển thành bệnh Alzheimer.

Gốc tự do tấn công làm các hoạt động não kém, mạch máu bị tổn thương gây ra chứng mất tập trung.
Gốc tự do tấn công làm các hoạt động não kém, mạch máu bị tổn thương gây ra chứng mất tập trung.

Yếu tố nào gây ra?

Bộ não như một người thư ký giúp chúng ta sắp xếp công việc nhưng khi não bị tổn thương, mọi hoạt động não yếu đi sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ tập trung, tư duy. Gốc tự do là nguyên nhân hàng đầu làm cho não hoạt động kém và gây rối loạn cho các mạch máu não.

Gốc tự do tấn công làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây rối loạn và thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh, làm suy yếu chức năng của não. Mặt khác, mạch máu bị gốc tự do tấn công, làm hẹp lòng mạch, cản máu vận chuyển oxy và dưỡng chất lên đến não. Khi não bị thiếu máu, các hoạt động của não cũng sẽ bị suy giảm.

Đặc biệt, với nhịp sống gấp gáp, môi trường ô nhiễm và cường độ làm việc nhiều áp lực như hiện nay, người trẻ dễ rơi vào tình trạng stress, mất ngủ, trầm cảm… Đó là những yếu tố sản sinh nhiều gốc tự do, dẫn đến nguy cơ chứng mất tập trung ngày càng nhiều.

Ngoài ra các yếu tố như tuổi tác, di truyền, rối loạn tuyến giáp, thay đổi hoocmon, lạm dụng rượu và thuốc… cũng ít nhiều tác động đến chứng mất tập trung.

Ngăn và chặn chứng mất tập trung

Chứng mất tập trung như là một “sát thủ” âm thầm tấn công người trẻ vì hầu hết người bệnh đều không thể hiện triệu chứng rõ ràng mà chỉ ảnh hưởng nhiều đến năng suất và hiệu suất làm việc, lâu dần dẫn đến các bệnh như Alzheimer, sa sút trí tuệ… Vì vậy cần phải ngăn chặn sớm, loại bỏ các yếu tố gây ra mất tập trung như thuốc lá, stress và thường xuyên vận động như chạy bộ, chơi thể thao... Chế độ ăn hợp lý, bổ sung rau củ quả để cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể cũng rất là quan trọng.

Để ứng phó với chứng mất tập trung, nhiệm vụ quan trọng là phải tiêu diệt gốc tự do - “kẻ thù” của bộ não. Chất Anthocyanin, Pterostilbene… trong blueberry gần đây được các nhà khoa học khẳng định chính là trợ thủ đắc lực giúp chúng ta “chiến đấu” với chúng.

Các hoạt chất này vượt qua được hàng rào máu não, trung hòa gốc tự do, tăng truyền dẫn thần kinh, hạn chế sự tổn thương và tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh. 

Ngoài ra, chúng có khả năng giảm tối thiểu nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa, ngăn chặn tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi.