1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

“Cai nghiện” thói cắn móng

(Dân trí) - Hầu hết đều cắn móng tay khi bị stress hay khi cảm thấy buồn chán, mệt mỏi. Dù bất kỳ lý do nào, cắn móng tay là một thói quen xấu và nên loại bỏ.

  

“Cai nghiện” thói cắn móng - 1


Nhận ra vấn đề

 

Nếu biết mình thường xuyên cắn móng và muốn dừng thói quen này bạn cần có sự đông viên của mọi người.

 

Hãy thông báo cho mọi người về kế hoạch loại bỏ thói quen này của bạn. Nói cho bạn bè biết và bạn sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ họ khi móng tay của bạn trông khá hơn.

 

Bạn nên chụp lại những bức hình về móng tay của bạn. Hãy chụp từ lúc chúng còn xấu

xí vì bị cắn nham nhở để nó có thể nhắc bạn không bao giờ lặp lại thói quen này.Lôi ra

ngắm nghía những bức tranh này mỗi khi bạn thấy cần có động lực và cảm thấy thắc

mắc tại sao mình phải vất vả để từ bỏ thói quen này.

 

Ghi chép hàng ngày cũng có thể là một cách hữu hiệu. Trước khi bước vào quá trình “cai

nghiện”, hãy chú ý thời điểm chính xác trong ngày bạn bắt đầu cắn móng, bạn thường cắn

móng tay ở nơi nào, lúc đó bạn cảm thấy thế nào, thời tiết lúc đó ra sao… Nếu bạn ghi chép tất cả điều này, bạn có thể tìm ra cách để có thể từ bỏ thói quen cắn móng một cách nhanh nhất.

 

Các mẹo bỏ thói quen cắn móng

 

Điều này có vẻ vô lý, nhưng đầu tiên, bạn nên chọn một móng tay làm “vật hi sinh”. Bạn sẽ không thể dừng cắn móng ngay lập tức được, nhưng ít nhất hãy cố gắng giảm số móng bị cắn.

 

Chọn một móng để cắn và bằng cách này, bạn sẽ có 9 móng tay xinh đẹp.

 

Có một số loại thức ăn có thể giúp móng mọc nhanh và cứng cáp. Về cơ bản, bất cứ loại thức ăn nào giàu canxi và magiê đều có thể giúp móng chắc khỏe và sáng đẹp. Thực tế, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu canxi và magie trong cơ thể có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cắn móng tay.

 

Cố gắng sử dụng năng lượng tiêu hao cho việc cắn móng vào việc khác. Thay thế thói quen xấu cũ này bằng thói quen mới, miễn là thói quen mới này không tồi tệ bằng hay hơn thói quen cũ. Một vài người khi căng thẳng sẽ gõ tay xuống bề mặt nào đó, những người khác lại cắn bút. Cắn bút có thể là một thói quen mất vệ sinh nhưng cắn bút, trong một chừng mực nào đó, vẫn tốt hơn là cắn móng.

 

Nếu bạn vẫn thấy mình cho tay vào miệng, hãy cố gắng để “đánh lạc hướng” miệng của mình bắng cách ăn một thứ gì đó, kẹp cao su chẳng hạn. Nếu có một cái gì đó để nhai, bạn sẽ quên ngay thói quen cắn móng này.

 

Nếu bạn là người coi việc cắn móng làm thú tiêu khiển khi buồn chán thì tốt nhất nên tìm một vài việc để làm đôi tay bận bịu. Nếu bạn giữ cho đôi tay làm việc, bạn sẽ không còn thời gian để cắn móng. Học chơi một nhạc cụ có thể là một cách rất tốt, nó giữ cho đôi tay bận rộn mà bạn lại có thể phát triển những kỹ năng mới. Nếu không thích nhạc cụ, bạn có thể chơi trò xếp hình. Đối với những người không có thời gian và bị kẹt vì một đống công việc, có thể sử dụng những quả bóng xả stress. Bạn có thể đập bóng vào bề mặt cứng như tường; như thế, bạn vừa có thể giải tỏa stress mà không gây tổn hại gì cho đôi tay của mình.

 

Bạn cũng có thể sử dụng một vài loại dược phẩm có mùi vị khó ưa. Đó là một số chất hóa học đặc biệt vô hại, có thể tạo mùi khó chịu được bày bán trong các hiệu thuốc. Cho một ít chất này vào móng của bạn, chắc chắn sẽ giảm số lần bạn đưa tay vào miệng. Thậm chí một số loại sơn móng cũng để lại mùi khá khó chịu, bởi vậy, bạn nên sơn móng để có thể giảm thói quen cắn móng.

 

Hãy quan tâm đặc biệt tới những chiếc móng nhỏ xinh của bạn. Chăm sóc chúng thật kỹ mỗi ngày bằng các loại mỹ phẩm giữ độ ẩm, dưỡng móng và massage móng. Nếu móng bạn trông thật xinh xắn đáng yêu, liệu bạn có lỡ cắn chúng?

 

Kết luận: Từ bỏ một thói quen không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu áp dụng những cách trên, bạn có thể giảm dần thói quen này và cuối cùng là bỏ hẳn. Mấu chốt của quá trình “tẩy chay” thói quen xấu này là hãy nghĩ đến bộ móng đẹp mà bạn sẽ có được khi không còn cắn chúng.

 

Nguyễn Nhung

Theo HG