Cách nào giảm tỷ lệ tái phát hen phế quản?
Hen phế quản là bệnh đường hô hấp nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát do bệnh nhân điều trị không đúng cách. Vì vậy, người dân cần thay đổi nhận thức để điều trị hiệu quả, đúng hướng.
Điều trị thất bại do chưa đúng cách, chưa đủ liệu trình
Hen là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng và tỷ lệ tử vong cao thứ hai chỉ sau tỷ lệ tử vong do ung thư. Tại bệnh viện Nhi TW, gần 50% số ca bệnh mỗi ngày là các trường hợp bị hen phế quản.
Thường không khó để nhận ra những triệu chứng của hen phế quản. Những triệu chứng điển hình của hen phế quản bao gồm: ho, thở khò khè, khó thở, nặng ngực. Các triệu chứng xuất hiện và có thể mất đi tự nhiên nhưng thường mất đi nhanh hơn khi dùng thuốc giãn phế quản. Các triệu chứng thường bùng phát khi gặp cảm cúm, nhiễm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp…
Hen phế quản gây ra những gánh nặng to lớn cả trực tiếp và gián tiếp cho bệnh nhân. Căn bệnh này khiến chất lượng cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân rất thấp bởi những bất an cũng như lo lắng về đợt kịch phát. Và đa số các bệnh nhân này bị hạn chế trong hoạt động hàng ngày và các hoạt động thể lực, suy giảm năng suất lao động….
Đặc biệt nếu hen không được kiểm soát sẽ gây ra tử vong, tàn phế hay các phí tổn lớn khi nhập viện. Tỷ lệ tử vong cao do hen diễn tiến rất nhanh. Khi lên cơn hen nặng nếu bệnh nhân không có thuốc cắt cơn bên mình hoặc không được cấp cứu kịp tời có thể gây tình trạng thiếu oxi lên não và các cơ quan khác, tình trạng này kéo dài bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: không nói thành lời, tím tái đầu chi và môi, dẫn đến mất ý thức, hôn mê…và có thể tử vong.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai – Mũi – Họng TW: “Hen là bệnh phổ biến nhưng tỷ lệ tử vong còn rất cao do đa số người bệnh không kiểm soát tốt bệnh, điều trị thất bại. Nguyên nhân khiến đa số bệnh nhân điều trị thất bại là do dùng thuốc chưa đúng cách, đúng giai đoạn, hoặc sử dụng chưa đủ liệu trình”.
Bà cho biết: “Người Việt Nam chưa có thói quen kiểm tra và khám sức khỏe chuyên khoa định kỳ, khi có triệu chứng khó thở thì thường tự ý mua thuốc giãn phế quản về điều trị. Lâu dần dẫn tới nhờn thuốc, bệnh ngày càng nặng lên, cơn hen thường xuyên xuất hiện mức độ ngày càng trầm trọng”.
Cũng có nhiều trường hợp chủ quan không điều trị, đến khi bệnh nặng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mới vội vàng dùng thuốc. Nhưng thay vì dùng thuốc điều trị, nhiều người còn dùng nhầm các loại thực phẩm chức năng nên “tiền mất mà tật vẫn mang”.
Khuyến cáo của chuyên gia
Từ những sai lầm của người bệnh trong điều trị hen phế quản, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh đã đưa ra khuyến cáo sau:
- Ngay khi bệnh khởi phát, người bệnh không được chủ quan xem nhẹ mà cần theo dõi các triệu chứng và đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ chuyên khoa tư vấn liệu trình điều trị thích hợp.
- Bên cạnh điều trị cắt cơn, người bệnh cần phải được điều trị dự phòng để có thể kiểm soát tốt bệnh hen. Hiện nay dự phòng bằng thuốc thảo dược đang là xu hướng mang lại hiệu quả cao bởi tập trung vào tận gốc căn nguyên sinh bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, tránh dùng các thuốc không rõ nguồn gốc, không có thương hiệu uy tín hoặc các loại thực phẩm chức năng không có các tác dụng chữa bệnh.
- Khi điều trị, người bệnh cần tuân thủ đầy đủ liệu trình, không tự dừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm kèm theo.
- Ngoài ra người bệnh còn cần phòng tránh các tác nhân gây kích ứng cơn hen như tránh lạnh, tránh khói bụi, côn trùng, nấm mốc, phấn hoa, không hút thuốc lào thuốc lá, tránh những thức ăn gây dị ứng…
Truy cập website http://benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về bệnh hen hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sỹ tư vấn trực tiếp.
THUỐC HEN P/H
Cao lỏng thảo dược
PHÒNG CƠN HEN TÁI PHÁT
ĐIỀU TRỊ CÁC THỂ HEN PHẾ QUẢN
Thành phần: Ma hoàng... 20g; Tế tân... 6g; Bán hạ... 30g; Cam thảo... 20g; Ngũ vị tử... 20g; Can khương... 20g; Hạnh nhân... 20g; Bối mẫu... 20g; Trần bì... 20g; Tỳ bà diệp... 20g; Đường kính, tá dược vừa đủ…250ml.
Cách dùng & liều dùng: Ngày uống 2 lần (sau bữa ăn). Từ 1- 2 tuổi: mỗi lần uống 2 thìa café (10ml). Từ 3- 6 tuổi: mỗi lần uống 3 thìa cafe (15ml). Từ 7-12 tuổi: mỗi lần uống 4 thìa cafe (20ml). Người lớn: mỗi lần uống 6 thìa cafe (30ml). Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị từ 8 đến 10 tuần. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Công ty Đông Dược Phúc Hưng
Địa chỉ: 96-98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: 0916 561 338 - 1800 545435.
Số tiếp nhận ĐKQC của cục QLD: 1163/12/QLD-TT, ngày 18-10-2012