Cách nào đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khi truyền máu?

Việt Nam không chỉ đứng trước nguy cơ khan hiếm máu cao mà còn phải làm sao đảm bảo số lượng máu cung cấp này hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn “máu sạch và an toàn” khi đưa đến bệnh nhân.

Hội nghị thu hút đông đảo các chuyên gia và những người quan tâm

Hội nghị thu hút đông đảo các chuyên gia và những người quan tâm
Nguy cơ tiềm ẩn trong truyền máu

 

Theo thống kê của Viện Truyền máu Huyết học Trung ương, gần 10% lượng máu hiến bị phát hiện có chứa mầm bệnh truyền nhiễm, cao nhất là bệnh viêm gan B. Theo quy trình, trước khi hiến máu, người hiến máu sẽ tiến hành khám lâm sàng. Đồng thời, các đơn vị máu tiếp nhận trên toàn quốc cũng bắt buộc phải sàng lọc 5 loại bệnh viêm gan siêu vi B, siêu vi C, nhiễm HIV, giang mai và sốt rét. Để đạt độ chuẩn xác cao và giảm thiểu rủi ro lây lan các bệnh truyền nhiễm qua máu, đòi hỏi ngành y tế cần có sự đầu tư không chỉ về nhân lực mà cần kỹ thuật phân tích sàng lọc quy chuẩn, hiện đại để đảm bảo truyền máu an toàn.

 

Hiện nay tại nước ta, mặc dù có 4 Trung tâm Truyền máu lớn ở Hà Nội, Huế Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ nhưng nhìn tổng quan ghi nhận hệ thống truyền máu trên toàn quốc còn nhiều phân tán. Tại các đơn vị thực hiện công tác huyết học, truyền máu, hệ thống trang thiết bị sàng lọc thiếu đồng bộ và chưa hiện đại. Đồng thời, các hướng dẫn kỹ thuật chung cho công tác truyền máu còn hạn chế; kỹ thuật và sinh phẩm sàng lọc các bệnh lây qua đường truyền máu còn có khoảng thời gian cửa sổ kéo dài. Do đó, những rủi ro và nguy cơ của việc phát hiện chậm trễ các vi-rút truyền nhiễm trong nguồn máu truyền luôn là mối quan tâm trên hết của các cơ sở y tế, bệnh viện và nhất là bệnh nhân.

 

Giải pháp sàng lọc máu an toàn

 

Đầu tháng 11/2013, khoảng 900 chuyên gia, cán bộ y tế đã tham gia Hội nghị Ghép tế bào gốc tạo máu Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 18 và Hội nghị Truyền máu Huyết học TPHCM và khu vực phía Nam lần thứ 2 được tổ chức bởi Hội Truyền máu Huyết học TPHCM và Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM.

 
Khu vực tham quan trong hội nghị

Khu vực tham quan trong hội nghị

 

Tại Hội nghị, các chuyên gia cũng thảo luận về giải pháp cho truyền máu an toàn, hiệu quả, đáng tin cậy; qua đó Roche Diagnostics Việt Nam đã giới thiệu giải pháp mới, toàn diện trong sàng lọc máu an toàn, hoàn toàn tự động hóa, kết hợp giữa xét nghiệm huyết thanh và kỹ thuật khuếch đại axit nucleic (NAT).

  
Theo đó, xét nghiệm kỹ thuật NAT sẽ giúp phát hiện trực tiếp các ADN hoặc ANR của vi-rút, giúp tăng độ nhạy tổng thể của quy trình kiểm tra, giảm thiểu sai sót và cho kết quả phân tích chính xác, đáng tin cậy. Quan trọng hơn kỹ thuật NAT sẽ rút ngắn thời gian cửa sổ trong việc phát hiện các vi-rút lây nhiễm có trong mẫu máu thu thập.

Kỹ thuật hiện tại có thể phát hiện vi rút HIV từ 18 - 21 ngày sau khi phơi nhiễm, trong khi kỹ thuật khuếch đại NAT có thể xác định chỉ trong 10 ngày. Kỹ thuật này cũng có thể phát hiện vi-rút viêm gan siêu vi B, C trong 34 ngày và 23 ngày thay vì 59 ngày và 82 ngày so với công nghệ hiện tại.

 

 “Đây là một trong những nỗ lực không ngừng của Roche nhằm đảm bảo chất lượng máu an toàn cho bệnh nhân cũng như góp phần gia tăng số lượng máu hiến tặng ở Việt Nam”, Ông Rod Ward, Tổng Giám đốc, Công ty TNHH Roche Việt Nam cho biết.

 

Ngọc Yến