Cách để phòng, chống ung thư bằng con đường ăn uống hiệu quả nhất

(Dân trí) - Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, đặc điểm chung của các loại thực phẩm có khả năng phòng, chống ung thư là giàu vitamin, khoáng chất hoặc các hoạt chất thực vật.

Khoai lang

Cách để phòng, chống ung thư bằng con đường ăn uống hiệu quả nhất - 1

Khuyến nghị: Phòng, chống ung thư đường ruột, ung thư phổi.

Một nghiên cứu của Đại học Philadelphia đã chỉ ra rằng, các hoạt chất thực vật đặc trưng của khoai lang có thể ức chế tế bào ung thư vú và ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, theo đông y, khoai lang là loại thực phẩm có khả năng bồi bổ cho phổi, lá lách, dạ dày và thận.

Táo tàu

Cách để phòng, chống ung thư bằng con đường ăn uống hiệu quả nhất - 2

Khuyến nghị: Dùng trong thời gian hóa, xạ trị ung thư và thời kì phục hồi chức năng.

Axit maslinic mà táo tàu sở hữu đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về khả năng ức chế sarcoma, loại ung thư khởi phát trong các mô như xương hoặc cơ. Sarcoma xương và sarcoma mô mềm là 2 loại sarcoma chính. Bên cạnh đó, loại quả thường được dùng trong các bài thuốc đông y này còn có khả năng hỗ trợ điều trị tình trạng giảm tiểu cầu do tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.

Tỏi

Cách để phòng, chống ung thư bằng con đường ăn uống hiệu quả nhất - 3

Khuyến nghị: Phòng, chống ung thư nói chung; cải thiện tình trạng đau bụng do ung thư.

Các nguyên tố vi lượng germanium và selenium trong tỏi có tác dụng rõ rệt trong phòng, chống ung thư. Đặc biệt, 2 hoạt chất này đã cho thấy khả năng ức chế đáng kể sự phát triển của ung thư máu ở những con chuột thí nghiệm.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉ ra rằng: chỉ cần ăn tỏi 2 lần/ tuần cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, thậm chí đối với cả những người đang hút thuốc. Nhiều nghiên cứu khác về sức khỏe cũng đã khẳng định: tỏi có khả năng chống ung thư nhờ tinh dầu trong loại củ này dễ bay hơi và tan trong chất béo, có thể kích hoạt các đại thực bào, cải thiện khả năng chống ung thư của cơ thể.

Nấm linh chi

Cách để phòng, chống ung thư bằng con đường ăn uống hiệu quả nhất - 4

Khuyến nghị: Dùng trong thời gian phục hồi sau điều trị ung thư; cải thiện các triệu chứng như đau thắt lưng, đầu gối, ho, ù tai do ung thư.

Qua phân tích, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều loại hoạt chất quý có trong nấm linh chi. Có thể kể đến như: nhóm polysacarit, đặc biệt là beta-D-glucan; germanium; axit ganoderic; axit ganodermic; các nguyên tố vi lượng thiết yếu như đồng, sắt, kali, magie, natri…

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy nấm linh chi có thể làm giảm các tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị. Bên cạnh đó, nghiên cứu dược lực học chỉ ra rằng, polysacarit khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, giải độc gan, tiêu diệt tế bào ung thư.

Hải sâm

Cách để phòng, chống ung thư bằng con đường ăn uống hiệu quả nhất - 5

Khuyến nghị: Dùng trong thời kì hóa, xạ trị ung thư; tốt cho bệnh nhân ung thư bị suy giảm mạnh chức năng miễn dịch; bệnh nhân ung thư có các thông số máu bất thường.

Qua phân tích, các nhà khoa học đã phát hiện hoạt chất mucopolysacarit có trong hải sâm không chỉ có tác dụng chống ung thư, mà còn giúp cải thiện chức năng miễn dịch của bệnh nhân. Cùng với đó, bổ sung hải sâm vào chế độ ăn của bệnh nhân ung thư có tác dụng nhất định đối với tốc độ tạo máu của tủy xương, chức năng vốn bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các đợt hóa, xạ trị.

Hạt sen

Cách để phòng, chống ung thư bằng con đường ăn uống hiệu quả nhất - 6

Khuyến nghị: Tốt cho bệnh nhân ung thư vòm họng.

Hạt sen tính bằng, vị ngọt, có tác dụng dưỡng tim, ích thận, khỏe tỳ. Những người bị ung thư hoặc vừa hóa trị, xạ trị xong cơ thể đang yếu nên thường xuyên ăn hạt sen. Hạt sen có chứa oxychrysanthin, hoạt chất đã được chứng minh về tác dụng ức chế các tế bào ung thư vòm họng. Người bị ung thư phổi nhiệt thấp, ho khan đều nên ăn nhiều hạt sen.

Minh Nhật

Theo Aboluowang

Dòng sự kiện: Dự phòng ung thư