Các nhà khoa học chế ra thuốc chữa ung thư từ nọc độc bọ cạp

(Dân trí) - Các nhà khoa học Nga và Bỉ đã chiết xuất được các phân tử chất độc trong nọc của loài bọ cạp độc tạp sắc Mesobuthus eupeus (còn có tên gọi là Bọ cạp nhỏ châu Á) để điều trị các bệnh tự miễn.

Các nhà khoa học chế ra thuốc chữa ung thư từ nọc độc bọ cạp - 1

Ngoài ra các phần tử chất độc này còn có thể giúp điều trị một số loại ung thư.

Điều này được nêu trong một báo cáo của các nhà nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Frontiers in Pharmacology.

Theo bài báo, các phân tử chất độc của loài bọ cạp tạp sắc này có thể chặn các kênh kali thực hiện những chức năng sinh lý quan trọng, đặc biệt, chúng tham gia vào quá trình phân chia tế bào và đáp ứng miễn dịch. Trong khi đó chất chiết xuất từ nọc độc bọ cạp có thể ngăn chặn, khiến hoạt động của các kênh này giảm cường độ. Ở đây nói đến chuỗi các axit amin có khả năng làm tắc nghẽn các kênh kali.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tác động nhân tạo để thay đổi thành phần của chất độc, giúp nó chặn đứng các kênh chịu trách nhiệm về sự phát triển của bệnh ung thư và một số bệnh khác.

Giờ đây, các nhà khoa học đang phải đối mặt với nhiệm vụ "tìm hiểu cách bố trí những vùng tương tác của các protein và kênh kali như vậy", điều này sẽ giúp tìm ra bí quyết để phát triển loại thuốc thế hệ mới.

Trước đó, các nhà khoa học tại Đại học Cambridge đã phát hiện ra cơ chế cho phép chuột dũi trụi lông Heterocephalus glaber chống lại ung thư.

Mặc dù các tế bào của loài gặm nhấm này cũng có thể biến thành ác tính theo những cách thức giống như ở các loài động vật có vú khác, nhưng hệ thống tế bào, môi trường vi mô và hệ thống miễn dịch phức tạp của nó lại ngăn chặn được sự phát triển của khối u.

M.P 

Theo Sputnik