Các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em

(Dân trí) - Trẻ em có thể bị ung thư ở một số bộ phận trên cơ thể giống như ở người lớn nhưng tỉ lệ chữa khỏi rất cao. Loại ung thư thường gặp nhất ở trẻ em là bệnh bạch cầu và u nguyên bào thần kinh.

Bệnh bạch cầu cấp là gì?

 

Bệnh bạch cầu cấp là bệnh ung thư của dòng bạch cầu. Bạch cầu giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm.

 

Có 2 loại bạch cầu: bạch cầu dòng tuỷ và bạch cầu dòng lympho. Bạch cầu ảnh hưởng tới các tế bào dòng lympho và là thể ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm tới 23% tỉ lệ ung thư được chẩn đoán ở trẻ dưới 15 tuổi.

 

Các tế bào bạch cầu non bất thường không làm được chức năng vốn có là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm trùng. 

 

Các yếu tố nguy cơ

 

Người ta vẫn chưa có hiểu biết nhiều về nguyên nhân của bệnh này. Các nghiên cứu gần đây cho thấy Bệnh bạch cầu cấp xuất hiện ở trẻ nam hơn trẻ nữ và gặp nhiều hơn ở những trẻ da trắng hơn là trẻ ở các màu da khác.

 

Ngoài ra, nguyên nhân phơi nhiễm tia X khi trong quá trình bào thai và các hội chứng gen cụ thể (ví dụ như hội chứng Down) cũng có thể là yếu tố nguy cơ.

 

Các triệu chứng thường gặp của bệnh bạch cầu cấp

 

Do các tế bào bạch cầu không thể chống các bệnh viêm nhiễm và thường có xu hướng tụ lại ở nhiều nơi trên cơ thể, và trẻ thương bị thiếu hồng cầu và tiểu cầu (gây ra thiếu máu). Trẻ bị bạch cầu cấp thường có nhiều triệu chứng như sau:

           Sốt

           Mệt mỏi

           Viêm nhiễm thường xuyên

           Sưng hạch bạch huyết, gan hoặc lách

           Da xanh

           Dễ bị chảy máu hoặc thâm tím

           Có những đốm xuất huyết dưới da

           Đau xương hoặc khớp

 

Ung thư nhi hiếm gặp hơn ung thư ở người lớn nhưng dự tính rằng trong năm 2006 sẽ có thêm khoảng 9.500 ca ung thư trẻ em được chẩn đoán mới.

 

Một trong số những bệnh ung thư phổ biến ở trẻ em là: bệnh bạch cầu, não, và các khối u hệ thần kinh trung tương, ung thư thận, ung thư hạch bạch huyết (Hodgkin và Non-Hodgkin), ung thư xacôm mô mềm (sarcoma), u nguyên bào võng mạc và ung thư xương.

 

Các nguyên nhân gây ra ung thư trẻ em vẫn còn chưa được biết đến và các yếu tố liên quan vẫn rất khó xác định vì mỗi loại ung thư trẻ em phát triển khác nhau tuỳ thuộc vào tuổi của bệnh nhân, chủng người, giới tính và các yếu tố khác.

 

Ung thư ở trẻ em là bệnh có thể chữa được và đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đa nguyên tắc từ việc chăm sóc đầu tiên đến các bước thứ ba và các bước tiếp theo.

 

Tối nay, lúc 20h00, tại trường tiểu học Quốc tế VIP Hà Nội, 14C Pháo đài láng, hà Nội, bác sĩ Anselm Chi-wai Lee sẽ tư vấn trực tiếp Trường tiểu học Quốc tế VIP Hà Nội, 14C Pháo đài láng.

2. Bệnh Bạch cầu cấp dòng tuỷ

 

Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là loại ung thư của mô tạo máu, đó chính là tuỷ xương và hạch bạch huyết.

 

Tuỷ xương tạo ra các tế bào hồng cầu (những tế bào mang ôxy và các chất tới các mô khác trong cơ thể), tế bào bạch cầu (có chứng năng chống lại các bệnh viêm nhiễm) và tiểu cầu (giúp máu đông). Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là bệnh bạch cầu tác động đến các tế bào tuỷ.

 

Khi bạch cầu phát triển, tuỷ xương sẽ sản sinh ra một lượng lớn các tế bào bất thường - thường là bạch cầu. Các tế bào máu bất thường, không có khả năng chống lại viêm nhiễm này sẽ lan toả toàn bộ dòng máu và hệ bạch huyết và có thể xâm nhập các cơ quan nội tạng quan trọng. 

 

Các yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ

 

Người ta vẫn chưa có hiểu biết nhiều về nguyên nhân của bệnh này. Các nghiên cứu gần đây cho biết bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ thường phổ biến ở trẻ em trong 2 năm tuổi đầu tiên và ít phổ biến hơn ở trẻ lớn hơn và sau đó số lượng ca bệnh lại tăng khi trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên (10-18 tuổi).

 

Trẻ bị hội chứng Down có nguy có nguy cơ cao hơn đối với bệnh này. Giới tính và tuổi không có vai trò quyết định trong sự phát triển của bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ. 

 

Các triệu chứng thường gặp

 

Các dấu hiệu sớm của bệnh bạch cầu dòng tuỷ:

- Sốt

- Cảm thấy mệt hoặc yếu 

- Ớn lạnh

- Viêm nhiễm thường xuyên

- Sưng hạch bạch huyết, gan to, lách to

- Triệu chứng giống bệnh cúm

- Dễ bị chảy máu hoặc thâm tím

- Đau nhức xương hoặc khớp

 

3. U nguyên bào thần kinh là gì?

 

U nguyên bào thần kinh là một khối u ung thư có tính chất cứng. Khối u bắt đầu từ mô thần kinh ở cổ, ngực, bụng hoặc chậu hông, nhưng thông thường (1/3 trường hợp) khối u có gốc ở mô tuyến thượng thận trong ổ bụng. Khối u này đặc trưng ở trẻ nhỏ và chiếm khoảng 50% các ca ung thư được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh.

 

Ung thư là kết quả của các tế bào bất thường phát triển trong cơ thể. Trong trường hợp u nguyên bào thần kinh, các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào thần kinh trong thời kỳ phôi thai hoặc bào thai. Các tế bào non liên tục phân chia và phát triển bất thường, tạo ra khối u. Một số khối u chuyển thành không ác tính (lành tính) và được coi là u hạch thần kinh.

 

Các yếu tố nguy cơ

 

Hiện nay vẫn chưa tìm thấy các yếu tố nguy cơ rõ ràng có liên quan tới u nguyên bào thần kinh nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng:

 

- Tuổi. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 50% các ca ung thư được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh.

 

- Giới tính. Bệnh xuất hiện ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ.

 

- Chủng tộc. Bệnh gặp ở trẻ em da trắng nhiều hơn các trẻ em da màu khác.

 

- Lịch sử gia đình. Nếu u nguyên bào thần kinh xuất hiện ở những người thân, họ hàng, bệnh nhi có thể có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

 

Các triệu chứng thường gặp:

 

Bất kỳ triệu chứng đơn lẻ hoặc kết hợp sau cũng có thể là dấu hiệu của u nguyên bào thần kinh:

 

- Khối u/cục bất thường, thường xuất hiện ở cổ, ngực, bụng hoặc chậu hông

- Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng 

- Đau xương hoặc mềm xương

- Sốt

- Mắt lồi ra và có vòng thâm quanh mắt

 

Các triệu chứng ít gặp hơn có thể là:

- Liệt 

- Huyết áp cao 

- Tiêu chảy nặng 

- Co giật cơ không phối hợp

- Cử động mắt không kiểm soát

 

Các triệu chứng có thể là dấu hiệu của u nguyên bào thần kinh hoặc bệnh lý khác. Khi trẻ có bất kỳ triệu chứng nào như trên thì cần phải đưa tới gặp bác sĩ sớm.

 

Các bước chẩn đoán u bướu

 

U nguyên bào thần kinh: Nếu có các triệu chứng, bác sĩ sẽ khám lâm sàng trực tiếp và sẽ đưa ra các xét nghiệm cần làm để tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng. Các kiểm tra có thể bao gồm:

- Kiểm tra máu

- Xét nghiệm nước tiểu

- CT hoặc CAT scan

- Cộng hưởng từ

- Sinh thiết

 

Thông thường, u nguyên bào thần kinh là bẩm sinh nhưng chỉ phát hiện được sau đó. Trong một số ít trường hợp, u có thể được phát hiện trước khi sinh nhờ siêu âm thai.

 

Chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp & bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ: Nếu trẻ gặp những triệu chứng trên, trước tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng trực tiếp. Sau đó, bác sĩ sẽ cho trẻ làm kiểm tra máu. Mẫu máu sẽ cho biết số lượng tế bào máu khoẻ mạnh và kiểm tra số lượng tế bào bạch cầu.  Sau đó để khẳng định chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa ung thư sẽ thực hiện sinh thiết tuỷ xương và nghiên cứu nhiễm sắc thể.

 

Các phương pháp điều trị

 

Nếu phát hiện ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm để khẳng định loại tế bào ung thư, và giai đoạn bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ thảo luận với gia đình bệnh nhânvà bệnh nhân để quyết định kế hoạch điều trị tốt nhất. Điều trị phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi của bệnh nhân và sức khoẻ chung. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

- Phẫu thuật

- Xạ trị

- Hoá trị

- Ghép tuỷ và máu

 

Phương Nga

Ghi theo tư vấn của  Chuyên gia y tế cao cấp, Trưởng khoa Huyết học và Ung thư nhi của Tập đoàn Y tế Parkway Singapore – Bác sĩ Anselm Chi-wai Lee.

Dòng sự kiện: Ung thư trẻ em