1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bí quyết sống chung với viêm mũi dị ứng khi giao mùa

Trường Thịnh

(Dân trí) - Viêm mũi dị ứng thường trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người mỗi khi thời tiết giao mùa, gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mũi.

Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bệnh còn làm suy giảm chất lượng giấc ngủ và tinh thần của người mắc phải. Tuy nhiên, bằng 5 biện pháp đơn giản và hiệu quả dưới đây, giao mùa không còn khó chịu bởi viêm mũi dị ứng

Làm sạch đường mũi bằng nước muối sinh lý

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng xuất hiện khi các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc hoặc mạt bụi nhà… xâm nhập qua đường mũi. Do đó, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ dịch mũi, bụi bẩn tích tụ tại niêm mạc và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giảm gánh nặng cho hệ thống miễn dịch. Duy trì đều đặn việc làm sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý trong thời điểm giao mùa sẽ giúp kiểm soát triệu chứng dị ứng khó chịu.

Bạn có thể tham khảo các bước vệ sinh mũi theo chuẩn y khoa để hạn chế tổn thương niêm mạc hoặc dịch nhầy chảy xuống họng gây viêm họng.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách sản xuất histamin, dẫn đến triệu chứng như hắt hơi và ngứa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, vitamin C hoạt động như một kháng histamin tự nhiên nên có thể giảm mức histamin trong máu, từ đó giảm triệu chứng dị ứng, mang lại sự dễ chịu.

Vitamin C còn hỗ trợ hệ hô hấp bằng cách bảo vệ niêm mạc, giảm viêm và giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch, đảm bảo cơ thể không phản ứng quá mức với chất gây dị ứng, nhờ đó giảm độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Có thể bổ sung vitamin C qua trái cây họ cam quýt, rau lá xanh đậm, kiwi, dâu tây hoặc thực phẩm bổ sung nhằm tăng cường hệ miễn dịch cũng như duy trì lượng vitamin C ổn định để quản lý triệu chứng dị ứng hiệu quả hơn.

Bí quyết sống chung với viêm mũi dị ứng khi giao mùa - 1

Hạn chế tối đa các tác nhân gây dị ứng xuất hiện trong môi trường sống giúp giảm viêm mũi dị ứng (Ảnh: Shutterstock).

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Nhà cửa sạch sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hạn chế tối đa các tác nhân gây dị ứng xuất hiện trong môi trường sống. Định kỳ giặt ga trải giường, rèm cửa, thảm lau chân, lau dọn bàn ghế, đồ đạc, quét hoặc hút bụi để giảm thiểu bụi và vi khuẩn. Nếu dị ứng lông thú cưng, bạn không nên nuôi hoặc chăm sóc khu vực riêng, có thể sử dụng máy lọc không khí để làm sạch môi trường sống.

Ngoài ra, sau khi ra ngoài, tắm rửa và thay đổi quần áo ngay lập tức cũng là cách để không mang theo các tác nhân gây dị ứng vào nhà.

Dùng thuốc xịt mũi không kê đơn

Thuốc xịt mũi gồm nhiều loại như thuốc steroid, thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi... Các loại thuốc này có tác dụng kiểm soát triệu chứng dị ứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Lưu ý, có thể dùng thuốc steroid, thuốc kháng histamin hàng ngày nhưng thuốc thông mũi chỉ nên dùng trong tối đa 3 ngày để tránh tình trạng nghẹt mũi trở lại. Tốt nhất chỉ dùng thuốc thông mũi khi đi máy bay, tàu xe hoặc khi tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng.

Ngoài ra, bạn không nên kết hợp nhiều loại thuốc xịt mũi, chỉ dùng một loại tại một thời điểm. Nếu thuốc xịt kháng histamin không hiệu quả nên đợi đến 1-2 ngày mới thử thuốc xịt mũi steroid và ngược lại.

Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc kể trên, nhất là đối với người có bệnh lý nền, đang dùng thuốc mỗi ngày, người mắc các bệnh suy gan, suy thận, tim mạch, dạ dày…

Kết hợp thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2

Khi thời tiết chuyển mùa, các tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa… làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm mũi dị ứng nên ngoài các biện pháp phòng ngừa tự nhiên cần dự trữ thêm thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Trước đây có thuốc kháng histamin thế hệ 1 mang lại hiệu quả chống dị ứng cao nhưng có nhiều tác dụng phụ như khô mắt, buồn ngủ, nhìn mờ, khô miệng, táo bón…  Hiện nay, với sự ra đời của thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 như Telfor của Dược Hậu Giang với thành phần fexofenadin đã khắc phục những tác dụng phụ như kể trên. Bên cạnh đó, kháng histamin H1 thế hệ 2 có tính dung nạp tốt hơn, trong nghiên cứu hơn 6.000 trường hợp trẻ uống quá liều kháng histamin H1 thế hệ 2 thì tới 91% không ghi nhận tác dụng phụ hoặc tác dụng phụ nhẹ.

Bí quyết sống chung với viêm mũi dị ứng khi giao mùa - 2

Fexofenadin giúp duy trì tỉnh táo cả ngày dài.

Do fexofenadin không qua hàng rào máu não, không có tác dụng an thần nên có thể giúp duy trì sự tỉnh táo, tập trung và năng động suốt 24 giờ. Đây là kháng histamin H1 thế hệ 2 được sử dụng phổ biến, được FDA chấp nhận cho sử dụng trong ngành hàng không do tính an toàn cao.

Bí quyết sống chung với viêm mũi dị ứng khi giao mùa - 3

Telfor của DHG Pharma được chứng minh tương đương sinh học so với biệt dược gốc, sản xuất theo tiêu chuẩn Japan-GMP, đảm bảo chất lượng sản phẩm tới từng viên. Sản phẩm cũng đa dạng về hàm lượng, bao gồm Telfor 60, Telfor 120, Telfor 180 giúp điều chỉnh liều lượng phù hợp với từng độ tuổi, tình trạng bệnh, kể cả những người có chức năng thận kém.

Nhờ đó, Telfor không chỉ kiểm soát nhanh và hiệu quả các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, mà còn mang đến cho người bệnh cảm giác thoải mái và dễ chịu suốt ngày dài.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin hãy hỏi ý kiến bác sĩ.