Bí quyết ổn định nhịp tim từ Khổ sâm - loài sâm đắng nhất thế giới

Trường Thịnh

(Dân trí) - Có một loài cây không phải nhân sâm nhưng lại được mang tên sâm - một dược liệu quý. Đó là Khổ sâm hay còn gọi là "Sâm đắng", bởi những lợi ích mà thảo dược này mang lại cho sức khỏe tim mạch hơn hẳn nhiều loài sâm khác.

Bí quyết ổn định nhịp tim từ Khổ sâm - loài sâm đắng nhất thế giới - 1

Khổ sâm có hiệu quả ổn định nhịp tim với hầu hết các trường hợp rối loạn nhịp.

Theo ghi chép trong Thần Nông bản thảo kinh - một cuốn sách quý ngàn năm về dược liệu Trung Hoa, mặc dù có vị đắng nhất trong tất cả các loại dược liệu (hơn cả hoàng liên, tâm sen hay mật gấu) nhưng rễ củ Khổ sâm là vị thuốc quý được dùng chứng tâm dương hư (tim hồi hộp, thở gấp, khó chịu ở ngực, hay sợ sệt, ra mồ hôi, chân tay lạnh).

Khổ sâm có 2 loại: Khổ sâm cho lá được dùng cho các bệnh ngoài da, tiêu hóa, dạ dày; Khổ sâm cho rễ có tên khoa học là Sophora flavescens Ait mới có tác dụng trên tim mạch, cụ thể là giúp điều hòa nhịp tim, cải thiện triệu chứng rối loạn nhịp.

Các nhà khoa học đã phải "mổ xẻ" qua hàng trăm nghiên cứu chuyên sâu để tìm hiểu hoạt chất sinh học nào trong rễ Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim. Họ đã tìm ra câu trả lời đến từ matrine và oxymatrine - 2 hoạt chất tạo nên vị đắng của Khổ sâm, cũng là "chìa khóa" mở ra những lợi ích to lớn của vị dược liệu này trên tim mạch, đặc biệt là hiệu quả ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực với nhiều cơ chế tác động khác nhau.

Khổ sâm hỗ trợ ổn định thần kinh tim, giảm tính kích thích cơ tim

Năm 2012, Đại học Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) đã công bố một phát hiện mới giúp cho việc điều trị rung nhĩ - một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể dẫn đến đột quỵ não, giờ đây có thể kiểm soát được. Đó là nhờ Matrine - hoạt chất sinh học trong Khổ sâm ức chế trực tiếp trên cơ tâm nhĩ, tăng thời gian dẫn truyền tim và làm giảm tính kích thích quá mức của cơ tim, thần kinh tim.

Bí quyết ổn định nhịp tim từ Khổ sâm - loài sâm đắng nhất thế giới - 2

Khổ sâm giúp điều hòa nồng độ điện giải ở màng tế bào cơ tim

Các chất điện giải có vai trò quan trọng để tạo ra tín hiệu điện trong tim. Sự mất cân bằng nồng độ chất điện giải sẽ gây ra các rối loạn nhịp khác nhau. Đặc biệt trong đại dịch Covid-19, có đến 22% người bệnh bị nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, trong đó phần lớn là do rối loạn điện giải. Cụ thể là sự sụt giảm nồng độ kali trong máu, kể cả những người không bị mất nước, mất điện giải do sốt hay do tiêu chảy.

Điều trị rối loạn nhịp do rối loạn điện giải rất khó, nhất là với các trường hợp rối loạn điện giải không tìm ra nguyên nhân. Nhưng rất may mắn là trong tự nhiên có đến 36 loại thảo dược có khả năng ổn định được nồng độ chất điện giải, trong đó, Khổ sâm là thảo dược có hiệu quả nhất.

Theo nghiên cứu tại Đại học Cáp Nhĩ Tân, oxymatrine trong rễ Khổ sâm có lợi thế rất lớn trong việc điều chỉnh nồng độ các chất điện giải (ion Kali, Natri, Canxi) ở màng tế bào cơ tim, nhờ đó ổn định điện thế trong tim, làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ của các cơn rối loạn nhịp.

Đặc biệt trong các trường hợp rối loạn nhịp do co thắt động mạch vành hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim, Oxymatrine phát huy hiệu quả trong việc làm giảm tần suất các cơn loạn nhịp tim đồng thời giảm tỷ lệ tử vong do rối loạn nhịp tim.

Khổ sâm giúp thư giãn mạch máu, chống co mạch

Hoạt chất matrine giúp thư giãn mạch máu bằng cách ức chế phóng thích các chất hóa học (Adrenaline, catecholamine) có tác dụng gây tăng nhịp tim vào trong máu. Đây cũng là một cơ chế khác của Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim trong các trường hợp nhịp tim nhanh do căng thẳng, stress hay rối loạn lo âu hoặc trong các trường hợp có sự sụt giảm nồng độ nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh ở nữ giới, mãn dục nam - ở nam giới.

Bí quyết ổn định nhịp tim từ Khổ sâm - loài sâm đắng nhất thế giới - 3

Các nghiên cứu cho thấy, Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim với hầu hết các trường hợp rối loạn nhịp.

Năm 1990, Giáo sư Johji Yamahara cùng cộng sự tại Đại học Kyoto (Nhật Bản) đã tìm được thêm 2 thành phần khác trong rễ Khổ sâm là vexibinol và kurarinone cũng có tác dụng giãn mạch, ức chế co thắt mạch gây ra bởi histamin và serotonin. Đồng thời kurarinone còn có khả năng chống viêm mạnh nên giúp chống lại các phản ứng viêm gây rối loạn nhịp. Với các cơ chế này, quá trình lưu thông máu không bị gián đoạn nên cải thiện hiệu quả chứng tim đập nhanh do tổn thương tim hoặc các bệnh lý tim mạch gây giảm lượng máu đến tim.

Nhờ những tiến bộ của y học hiện đại mà lợi ích của Khổ sâm đối với bệnh nhịp tim nhanh ngày càng được làm sáng tỏ. Ngày nay, Khổ sâm được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm hỗ trợ giúp người bệnh bị rối loạn nhịp tim có thể kiểm soát nhịp đập trái tim dễ dàng hơn.