Bí kíp để trẻ tập đi khỏe mạnh

6-12 tháng, bên cạnh việc bé tiếp tục tăng cân nhanh như 6 tháng đầu đời, bé còn có sự phát triển vượt bậc cả về thể chất và tinh thần để chuẩn bị cho quá trình tập đi

Để có thể tập đi, cơ thể cần có hệ cơ và xương được chuẩn bị từ giai đoạn trước và tiếp tục phát triển ở giai đoạn này. Thần kinh cũng tiếp tục phát triển để bé tự vận động, nhìn ngắm thế giới. Bé hứng thú với sự phát triển mới, như sẽ luôn háo hức đi, chưa tự đi được thì bắt người lớn dẫn. Bé thích bốc, tự đút ăn, nhặt và ném đồ chơi, tập nói bi bô.

Tránh những sai lầm khi ăn dặm

Thứ nhất là mẹ mong cải thiện giống nòi mà ép con ăn quá nhiều. Tăng trưởng kiểu nào cũng không vượt quá di truyền (như khung xương). Đây là giai đoạn ăn dặm vì vậy chỉ nên cho ăn ít 1 với thức ăn mới và cho trẻ ăn theo nhu cầu, đừng ép khiến con không thể tăng cao nên chỉ phình ngang và trở thành “củ khoai tây”.
 
Thứ hai, tiếp tục duy trì cho trẻ bú mẹ.

Thứ ba, các bà mẹ nay đã rất quan tâm đến canxi (cho uống thêm canxi), song nếu có biểu hiện thiếu canxi như thóp lâu lành, con lâu lật, thì hãy để ý việc bổ sung vitamin D. Và việc bổ sung các vi chất này cần do bác sĩ chỉ định

Mẹ chỉ cần chăm cho con không suy dinh dưỡng, không béo phì, không thiếu sắt thiếu máu, giữ vệ sinh và chích ngừa đầy đủ. Nên lưu ý: để tăng cường miễn dịch, thì cần tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin và yếu tố vi lượng. Chích ngừa giúp phản ứng miễn dịch tốt, song nếu bé suy dinh dưỡng thì chích ngừa cũng không giúp miễn dịch tốt lên được. Bé cần được phát triển toàn diện: về dinh dưỡng, thể chất, cảm xúc, vận động, đừng bỏ quên bất cứ điều gì. Chẳng hạn khi dắt con đi, mẹ đừng quên trò chuyện với bé.

Bí kíp để trẻ tập đi khỏe mạnh

Bé cần được phát triển toàn diện: về dinh dưỡng, thể chất, cảm xúc, vận động, cha mẹ không nên xem trọng bất cứ phương diện nào.

 Bà mẹ hãy triệt để tránh sai lầm khi cho ăn dặm, đừng nuôi theo bản năng và kinh nghiệm truyền miệng không cơ sở khoa học và không rõ nguồn gốc như nghe người này người kia, tham khảo trên mạng internet nhưng không rõ người cho thông tin là ai, trình độ chuyên môn ra sao… mà không đọc sách báo, tham khảo từ nguồn chính thống.

 Dinh dưỡng đúng và đủ

 Bé 6-12 tháng tuổi có những “thành tựu” sau: tự ngồi một mình, bò, trườn, đứng và đi với sự trợ giúp, rồi tự đứng lên và bước đi một mình. Bé cũng học để tự ăn bằng thìa, cốc, nhặt  và ném đồ vật.

Bé cũng bắt đầu tập nói trong năm đầu tiên: bập bẹ từ 5-7 tháng tuổi và khoảng 10 tháng tuổi, trẻ bắt chước âm thanh của mẹ, có khả năng phát âm những từ đơn giản khi 12 tháng tuổi. Trong giai đoạn này hệ thần kinh cơ hỗ trợ tập nói, những từ bập bẹ là sự phối hợp phức tạp giữa sự phát triển cơ và não bộ. Đừng nóng vội mà tập sớm, như đẩy hay kéo tay cho con lật. Bởi bé cần phát triển đầy đủ mọi chức năng, thần kinh, cơ, xương, trước khi thực hiện được kỹ năng nào đó.

Bé cần rất nhiều dưỡng chất quan trọng để hỗ trợ cho các cột mốc phát triển đầu đời

Bé cần rất nhiều dưỡng chất quan trọng để hỗ trợ cho các cột mốc phát triển đầu đời

 Bé cần rất nhiều dưỡng chất quan trọng hỗ trợ quá trình này như đạm, canxi, sắt, vitamin B6, B12 hỗ trợ hoạt động của tế bào thần kinh và hệ cơ; DHA giúp phát triển và kết nối các tế bào thần kinh. Để thực hiện việc này, bà mẹ (nếu cho con bú) chỉ cần ăn uống đầy đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm, bé được cho ăn dặm đúng cách.

 Chế độ ăn chuẩn (theo tổ chức y tế thế giới WHO) của trẻ từ 12 tháng - 2 tuổi là 3 - 5 chén cháo/ngày và sữa mẹ hoặc 300-500ml sữa bình. Thành phần một chén bột hoặc cháo gồm 40g bột gạo, 20g chất đạm, 20g rau xanh, 5ml chất béo. Tương đương với 4 muỗng canh vun bột gạo hoặc 2/3 chén cháo trắng, 1 muỗng canh vun đạm (thịt/cá), 1 muỗng canh vun rau, 1 muỗng canh dầu ăn. Đây là lượng chuẩn của trẻ 12 tháng. Khi mới bắt đầu ăn dặm, bạn tập cho bé ăn quen dần với lượng ít một, có thể bắt đầu từ 1/8 – ¼ lượng nêu trên rồi hãy tăng dần đến mức chuẩn.  \

Được nghiên cứu phát triển dựa trên kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tại Việt Nam & khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) và nhu cầu dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của trẻ, dòng sản phẩm Dutch Lady mới là một giải pháp dinh dưỡng cho từng cột mốc phát triển từ giai đoạn mang thai và 2- 6 tuổi. Dòng sản phẩm này bao gồm: Dutch Lady Mama (cho giai đoạn mang thai), Dutch Lady Khám Phá (cho trẻ từ 2-4 tuổi), và Dutch Lady Sáng Tạo (cho trẻ từ 4-6 tuổi).