Bệnh thông thường: Tự chữa ở nhà hay đi khám bác sĩ?

(Dân trí) - Việc tự chữa tại nhà có thể giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ.

1.
Buồn nôn

1. Buồn nôn

Tự chữa khi nào? Nếu buồn nôn thỉnh thoảng mới xảy ra hoặc chỉ trong thời gian ngắn.

Tự chữa bằng gì? Gừng, cinnarizine và dimenhydrinate (thường dùng để phòng và điều trị buồn nôn, nôn và chóng mặt do say tàu xe) hoặc promethazine (dùng phòng ngừa say tàu xe và điều trị buồn nôn, nôn và đau sau mổ).

Đi khám bác sĩ khi nào? Nếu buồn nôn kéo dài dai dẳng hoặc trở nên thường xuyên.

2. Đau đầu

Tự chữa khi nào? Nếu đau đầu thỉnh thoảng mới xảy ra, nhẹ và nếu không có các triệu chứng khác như sốt hoặc tê chân tay, hoặc nếu là đau đầu căng thẳng (chiếm tới 90% số trường hợp đau đầu.

Đau đầu căng thẳng thường do căng cơ quá mức quanh đầu và cổ và tự điều trị bằng thuốc giảm đau là đủ.

Tự chữa bằng gì? Các thuốc giảm đau không cần đơn như paracetamol (Panadol) và ibuprofen (Nurofen or Advil) nói chung là an toàn đối với những trường hợp đau đầu và đau lưng nhự nếu bệnh nhân không dị ứng với thuốc và không dùng thuốc trong thời gian dài.

Bệnh nhân hen cần biết rằng ibuprofen có thể làm tình trạng hen nặng thêm.

Đi khám bác sĩ khi nào? Nếu đau đầu là mạn tính, dai dẳng hoặc không hết mặc dù đã dùng thuốc giảm đau thì nên đi khám bác sĩ ngay.

3. Đau lưng

Tự chữa khi nào? Nếu thỉnh thoảng mới đau.

Tự chữa bằng gì? Các thuốc giảm đau tại chỗ, kem, gel hoặc cao dán chống viêm không corticoid tại chỗ hoặc Panadol.

Đi khám bác sĩ khi nào? Nếu đau không giảm khi dùng thuốc giảm đau hoặc đau kéo dài dai dẳng.

4. Vết đốt của côn trùng

Tự chữa khi nào? Nếu vết thương do côn trùng đốt nhỏ, ít sưng và ít đau.

Tự chữa bằng gì? Kem kháng sinh bôi tại chỗ.

Đi khám bác sĩ khi nào? Nên đi khám bác sĩ nếu vết thương do côn trùng đốt to hơn, bị viêm, mưng mủ và nếu có sốt.

Vết đốt của côn trùng thậm chí có thể gây ra phản ứng nặng như sưng mắt hoặc khó thở. Trong trường hợp này cần đi khám bác sĩ ngay.

5. Đau ngực

Tự chữa khi nào? Đau ngực không liên quan với gắng sức và kéo dài không quá 5 - 10 phút, đau ngực tái diễn không giống nhau về mức độ và không gây ra cảm giác đè nặng ở ngực, đau nặng lên khi ho hoặc quay người hoặc đau xảy ra sau vữa ăn no hoặc đau khi nằm thẳng có thể điều trị bằng thuốc giãn cơ hoặc kem chống viên không corticoid.

Tự chữa bằng gì? Với đau ngực nhẹ, có thể thử dùng các loại thuốc giảm đau, như thuốc giãn cơ hoặc kem chống viêm không corticoid.

Đi khám bác sĩ khi nào? Nguyên nhân hay gặp của đau ngực nhẹ là viêm cơ và mô mềm quanh vùng ngực. Bệnh nhân có thể thử dùng thuốc giảm đau nhưng nếu không thấy cải thiện sau khoảng một tuần thì cần đi khám bác sĩ.

Đau ngực nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Loại đau ngực này thường gây ra cảm giác tức nặng như có vật nặng đè lên ngực. Người bệnh có thể bị khó thở và đau lan lên cổ hoặc xuống cánh tay. Nếu bị đau ngực kiểu này thì nên đi khám bác sĩ ngay.

Cẩm Tú

Theo Asiaone