1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bệnh thích "cầm nhầm"

(Dân trí) - Nàng không thể kìm nén nhu cầu "cầm nhầm" đồ trang sức, quần áo và cả những đồ chỉ đáng vài xu. Nàng hành động một mình, không cần có sự đồng lõa của người khác… Đó là vì nàng đang bị mắc chứng "xung động ăn cắp", bệnh thường gặp ở phụ nữ.

Khái niệm "xung động ăn cắp" (kleptomanie) được biết đến từ thế kỷ XIX nhưng người ta vẫn chưa biết nhiều về nó và mới được Hiệp hội tâm thần Mỹ xếp vào danh sách các rối loạn kiểm soát trong cuốn "Diagnostic and Statistical Muanual Disorders-IV".

 

Các chuyên gia ước tính 5% trong số các tay trộm là những người mắc chứng "xung động ăn cắp", một rối loạn thường gây ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình, xã hội, nghề nghiệp của người bệnh và liên quan đến pháp luật.

 

Những dấu hiệu

 

"Cầm nhầm" là một nhu cầu chứ không có mục đích là sở hữu các đồ vật. Người bị mắc "xung động ăn cắp" thường có các biểu hiện sau:

 

- Nhu cầu luôn tái diễn và không thể kiềm chế, thích "cầm nhầm" những đồ vật không cần thiết và không quan tâm đến giá trị của chúng.

 

- Căng thẳng dâng cao ngay trước khi hành động.

 

- Sự vui sướng và cảm giác thoả mãn vào thời điểm hành động này diễn ra.

 

- Hành động "cầm nhầm" không phải là trả thù hay tức giận, không liên quan đến những hoang tưởng, ám ảnh hay những ảo giác.

 

- Một trong những đặc trưng của bệnh thèm "cầm nhầm" là những đồ vật thường có giá trị thấp và người cầm nhầm hoàn toàn có thể trả tiền mua chúng.

 

Phần lớn các đồ vật được đem cho hoặc vứt đi nhưng một số người khác thích tích trữ chúng hoặc đem trả lại một cách lén lút.

 

Đây là hành vi không chủ ý vì dù người bệnh ý thức rằng không hành động khi có quá nhiều người nhưng lại ít quan tâm đến những nguy cơ có thể bị bắt quả tang. Hơn nữa, những người mắc "xung động ăn cắp" luôn hành động một mình, không có sự tiếp tay của người khác.

 

Biểu hiện của "xung động ăn cắp" khác nhau:

 

- Có thể "cầm nhầm" liên tục sau thời gian tạm lắng. "Cầm nhầm" tiếp tục xen kẽ với những khoảng nghỉ ngơi dài,

 

- "Cầm nhầm" kinh niên.

 

Xung động này kéo dài nhiều năm ở phụ nữ, nó bắt đầu xuất hiện ở tuổi 20 và phát triển mạnh ở tuổi 35 bất chấp nhiều lần bị bắt quả tang.

 

Ngay cả khi không có khả năng cưỡng lại các xung động xấu này, người bệnh vẫn ý thức được đó là hành động không đúng đắn, nên thường có cảm giác hối hận và sợ bị phát giác, dẫn đến trạng thái tâm lý căng thẳng.

 

Các chuyên gia nhận thấy những người chịu căn bệnh này thường mắc các rối loạn dinh dưỡng và lạm dụng một số chất. Hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá về số người bị mắc rối loạn nhân cách này, bởi nó chỉ bị phát hiện khi người bệnh bị bắt quả tang nhưng theo một số chuyên gia thì khoảng 0,5-1% dân số bị mắc căn bệnh hiếm này.

 

Điều trị

 

Những giả thuyết về nguyên nhân của bệnh "cầm nhầm":

 

- Rất nhiều nhà tâm lý cho rằng nhu cầu "cầm nhầm" thay thế cho đời sống tình dục. Người bệnh tìm kiếm vui sướng bằng một hành vi kín đáo để che đậy cho đời sống tình dục thiếu thốn, không thoả mãn.

 

- Số ít các nhà khoa học cho rằng nó liên quan đến ký ức bị bỏ rơi thời thơ ấu.

 

- Một số khác cho rằng nó liên quan gián tiếp đến serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh đảm nhiệm nhiều quá trình tâm lý, vì rất nhiều rối loạn tâm lý xảy ra trước hoặc trong khi hành động này xảy ra. Hơn thế, hầu hết người "cầm nhầm" đều gặp các vấn đề trầm cảm. Hành vi này có thể là giải pháp ngăn sự xuống cấp của tính tình, một an ủi tạm thời.

 

- Các rối loạn dinh dưỡng cũng là nguyên nhân thường gặp: 25% những người mắc chứng ăn vô độ thích "cầm nhầm".

 

Để chữa trị:

 

Trước hết cần phải chấp nhận rằng đó là một bệnh vì hầu hết những người bệnh không bao giờ nói về chúng hay tư vấn bác sỹ tâm lý để giải quyết vấn đề.

 

Các nghiên cứu khoa học cho thấy vai trò điều trị tích cực của thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tình dục cũng mang đến những tác dụng hữu hiệu tuyệt vời.

 

Một số nhà tâm lý đưa ra phương pháp điều trị dường như bất khả thi với phụ nữ mắc bệnh, đó là không đặt chân vào các cửa hàng hay siêu thị.

 

Ngọc Nhàn

Theo Psychologie

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm