Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ? Cách điều trị như thế nào?

(Dân trí) - Bệnh tay chân miệng có nhiều cấp độ và đang lan rộng thành dịch ở miền Bắc. Nếu nhận biết và điều trị sớm, khả năng bệnh khỏi nhanh là rất cao, ngăn chặn biến chứng.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

Khi con nhiễm virus tay chân miệng, các phụ huynh không nên quá lo lắng, vì đa phần trẻ chỉ bị nhẹ và có thể tự khỏi trong vài ngày. Chỉ một số trường hợp biến chứng nặng mới cần phải nhập viện điều trị.

Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ? Cách điều trị như thế nào? - 1
Virus gây bệnh tay chân miệng

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh tay chân miệng thường có một số triệu chứng sớm, cụ thể như: Sốt, nổi ban, mụn nước, loét miệng, dễ giật mình, ngủ gà…

Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ?

Bệnh tay chân miệng có 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng như sau:

- Cấp độ 1: Đây là cấp độ bệnh tương đối nhẹ và có thể điều trị tại nhà, bệnh thường có biểu hiện loét miệng và/hoặc tổn thương da.

Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ? Cách điều trị như thế nào? - 2
Tay chân miệng và các cấp độ của bệnh

- Cấp độ 2: Ở cấp độ 2 của bệnh, trẻ sẽ được phân vào những nhóm bệnh khác nhau với những biểu hiện đặc trưng và cách điều trị phù hợp cho từng nhóm.

+ Tay chân miệng độ 2a: Có một trong các dấu hiệu như: Trẻ giật mình dưới 2 lần/30 phút; sốt trên 2 ngày, hay sốt cao trên 39 độ C, có hiện tượng nôn ói, người mệt mỏi, lừ đừ, tự nhiên quấy khóc,…

+ Tay chân miệng độ 2b gồm nhóm 1 và 2:

Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện như giật mình ≥ 2 lần/30 phút. Sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện như run chân tay, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng, rung giật nhãn cầu, lác mắt, yếu chi hoặc liệt chi, liệt thần kinh sọ, nuốt sặc, thay đổi giọng nói,…

- Cấp độ 3: Những dấu hiệu của trẻ bị tay chân miệng cấp độ 3 thường thấy như: Mạch đập chậm (dấu hiệu rất nặng); vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú; huyết áp tăng; thở nhanh, thở bất thường; rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm); tăng trương lực cơ;...

- Cấp độ 4: Nếu trường hợp người bệnh, đặc biệt trẻ nhỏ bị tay chân miệng cấp độ 4 thì bắt buộc phải đưa đi bệnh viện ngay lập tức và thực hiện điều trị.

Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ? Cách điều trị như thế nào? - 3
Hình ảnh bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng điều trị theo từng cấp độ phù hợp

Tùy vào từng cấp độ bệnh sau khi thăm khám, mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh. Trong đó:

- Cấp độ 1 và 2: Bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, trong điều trị cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Tái khám mỗi 1 - 2 ngày trong 8 - 10 ngày đầu của bệnh. Trẻ bị sốt thì phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ? Cách điều trị như thế nào? - 4
Nếu trẻ bị tay chân miệng biến chứng nặng cần đưa tới bệnh viện ngay

- Cấp độ 3, 4: Điều trị nội trú tại đơn vị hồi sức tích cực. Trong điều trị, các bác sĩ sẽ theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác... Giai đoạn này bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện, vì nếu có trường hợp bất ngờ, bác sĩ sẽ xử lý và khắc phục ngay được cho người mắc tay chân miệng.

Phòng bệnh tay chân miệng

Hiện chưa vacxin phòng bệnh đặc hiệu, thường chỉ áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt cần chú ý để không tiếp xúc với nguồn lây.

- Phòng bệnh tại cơ sở y tế

Các nhân viên y tế khi tiếp xúc với nguồn bệnh cần mang khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân.

Môi trường cần được khử khuẩn, làm sạch như: Bề mặt, tay vịn cầu thang, giường bệnh, phòng bệnh,…

Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường,… của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc theo quy trình phòng bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hoá, hô hấp,…

Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ? Cách điều trị như thế nào? - 5
Vệ sinh sạch sẽ là cách ngăn chặn sự bùng phát dịch tay chân miệng

- Phòng bệnh ở cộng đồng

Vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng (đặc biệt là sau khi thay tã, quần áo cho người bệnh).

Rửa sạch đồ chơi, các dụng cụ, đồ dùng trong nhà và nên để người bệnh sử dụng đồ riêng.

Lau sàn nhà và các bề mặt nơi thường xuyên tiếp xúc bằng dung dịch khử khuẩn.

- Cách ly người bệnh: Không nên tới nơi làm việc, nơi tập trung đông người để tránh nguy cơ lây lan, bùng phát thành dịch và khó kiểm soát.

Điều trị tay chân miệng như thế nào?

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có mức độ lây lan nhanh và bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào. Hiện nay, chưa có vacxin phòng ngừa và điều trị đặc hiệu, tuy nhiên, trẻ có thể được dùng một số thuốc như:

- Khi trẻ sốt 38 độ phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt, nếu trẻ sốt từ 38.5 độ trở lên phải đưa trẻ vào bệnh viện gần nhất để bác sĩ điều trị kịp thời.

- Dùng các thuốc bôi như: Xanh methylen, hồ nước,... để chống bội nhiễm các vết loét.

Bên cạnh đó, một phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó chính là sử dụng gel làm sạch, sát khuẩn da chứa thành phần chính là nano bạc giúp đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, viêm niêm mạc do tay chân miệng, tái tạo da và ngăn ngừa hình thành sẹo trên da.

GEL SUBẠC – Kem làm sạch, sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

su bạc - dantri - 07.01.docx.jpeg

Công dụng:

Giúp làm sạch, sát khuẩn, ngăn ngừa viêm niêm mạc miệng, da trong các trường hợp viêm da, lở loét, mụn nước, viêm niêm mạc miệng, gây ra do nhiễm virus tay chân miệng, virus phỏng dạ, thủy đậu, herpes , zona , sởi.   

Giúp tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo trong trường hợp bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt.

Thành phần:

Nano bạc (Nano silver)

Dịch chiết sầu đâu (Neem extract)

Chitosan

Đối tượng sử dụng

Dùng kết hợp trong các trường hợp mụn nước do nhiễm virus: herpes, thủy đậu, zona, tay chân miệng, sởi.

Nhiễm trùng da do vi khuẩn: viêm da, lở loét, chốc lở, mụn nước…

Các trường hợp bị bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt…

Hướng dẫn sử dụng

Thoa kem ngày 3 - 4 lần hoặc nhiều hơn vào vùng da bị tổn thương sau khi lau sạch bằng khăn mềm và nước ấm.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Mỹ Phẩm Spaphar

Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Xác nhận công bố: 1939/17/CBMP-HN

Liên hệ: 024.37756431 – 024.37756433, hotline (MIỄN CƯỚC): 18006107, https://benhvirus.com

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

An Nhiên 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm