Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? Bạn đã biết hay chưa?

(Dân trí) - Bạn có biết, chế độ ăn uống hàng ngày có thể tác động rõ rệt đến việc hình thành và phát triển của sỏi thận, sỏi tiết niệu. Ăn uống khoa học vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa tăng hiệu quả trị bệnh để tránh khỏi những cơn đau lưng, đau quặn thận và nhiều bất tiện do sỏi gây ra. Vậy người bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh sỏi thận nên ăn gì, uống gì?

“Bị sỏi thận, sỏi tiết niệu nên ăn gì, uống gì?” là băn khoăn của hầu hết người bệnh. Dưới đây là những lời khuyên cho bạn:

- Uống nhiều nước: tình trạng thiếu nước khiến nước tiểu bị cô đặc, các khoáng chất dễ kết tinh với nhau tạo thành sỏi thận, sỏi tiết niệu. Bạn nên uống tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày và chú ý quan sát màu sắc nước tiểu đến khi có màu vàng nhạt và trong để chắc chắn mình đã uống đủ nước.

- Uống nước cam, chanh: sỏi thận, sỏi tiết niệu dễ được hình thành do nồng độ các khoáng chất (canxi, oxalat, acid uric) tăng cao, trong khi đó chất citrate chống kết tinh sỏi bị suy giảm nghiêm trọng. Trong nước cam, chanh có chứa nhiều citrate tự nhiên giúp ngăn ngừa tạo mầm sỏi, đồng thời tăng hòa tan sỏi và các cặn lắng trong đường tiết niệu.

- Bổ sung đủ canxi từ thực phẩm: mặc dù 80% sỏi tiết niệu có thành phần là canxi nhưng bạn không nhất thiết phải kiêng kị hoàn toàn chất khoáng này, bởi chính sự thiếu hụt canxi càng làm gia tăng nguy cơ tạo sỏi. Lượng canxi nên bổ sung từ thực phẩm là khoảng 800mg- 1200mg/ngày với người trưởng thành và nên nạp thêm vitamin D để tăng cường hấp thu canxi. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: hải sản, cá, trứng, sữa, phô mai,…

- Tăng cường rau xanh và trái cây: là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm thiểu nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu. Một số loại trái cây, rau củ tốt cho người bị sỏi tiết niệu như cam, quýt, bưởi, kiwi, dưa hấu, táo, lê, dứa, bắp cải, bầu, bí, rau cải,…

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? Bạn đã biết hay chưa? - 1
Bệnh sỏi thận nên uống nhiều nước mỗi ngày (ảnh minh họa)

Bệnh sỏi thận nên kiêng gì?

Trong ăn uống hàng ngày, người bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu cần lưu ý một số điểm sau để không “vô tình” khiến bệnh trầm trọng hơn:

- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều oxalat: thực tế, oxalat và canxi được liên kết với nhau để tái hấp thu ở ruột non trước khi được chuyển đến thận nên khi dư thừa oxalat sẽ dễ gây sỏi thận, sỏi tiết niệu. Thực phẩm giàu oxalat bao gồm: soda, khoai lang, khoai tây, củ cải đường, dâu tây, sô cô la, rau bina,… Nếu sử dụng, bạn nên kết hợp cùng các thực phẩm giàu canxi trong cùng một bữa ăn.

- Không ăn mặn: muối ăn chứa nhiều natri gây giữ nước và ngăn cản tái hấp thu canxi ở thận khiến canxi dễ lắng đọng tạo sỏi, làm tăng kích thước sỏi. Lượng natri tối đa mỗi ngày không quá 2300mg. Nếu bạn có cơ địa dễ tái phát sỏi thận, sỏi tiết niệu, thì cần giảm xuống dưới 1500mg/ngày. Bạn nên kiểm soát lượng muối ăn bằng thói quen đọc nhãn thực phẩm để chọn đúng thực phẩm có hàm lượng natri dưới 20%.

- Hạn chế protein động vật: thành phần purin có trong các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và động vật có vỏ (sò, ngao, hàu,…) làm tăng chuyển hóa và bài tiết acid uric, tăng nguy cơ tạo sỏi acid uric. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều protein làm giảm nồng độ citrate nên sỏi càng dễ kết tinh hơn. Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 150g thịt các loại.

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? Bạn đã biết hay chưa? - 2
Bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu nên hạn chế đạm động vật (ảnh minh họa)

- Hạn chế thực phẩm nhiều đường: một lượng lớn đường sucrose và fructose sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận, tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu, do đó bạn nên kiểm soát tốt lượng đường, hạn chế các đồ ăn đóng hộp, hoa quả sấy,…

- Tránh các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, trà đặc,… là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị mất nước nếu sử dụng nhiều, làm gia tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu. Do đó, người bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu nên kiêng những thực phẩm này.

- Tránh dùng liều cao vitamin C: theo một số nghiên cứu, nguy cơ sỏi thận tăng cao ở nam giới nếu sử dụng vitamin C liều cao kéo dài bởi vitamin C có thể chuyển hóa thành oxalat. Hàm lượng vitamin C hàng ngày là 50 -100mg và chỉ nên bổ sung từ các thực phẩm và trái cây. Việc sử dụng các viên uống cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để tránh lắng đọng thêm tinh thể tạo sỏi.

Bí quyết giúp tăng hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu

Điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu muốn đạt hiệu quả cao, ngoài mục đích loại bỏ sỏi ra khỏi đường tiết niệu, cải thiện sớm các triệu chứng thì cần tác động sâu vào căn nguyên để ngăn ngừa sỏi tái phát. Cùng với sự phát triển của y học, vai trò của các thảo dược Đông y ngày càng được đánh giá cao với nhiều lợi ích chuyên biệt trong điều trị. Tiêu biểu nhất hiện nay vẫn là bộ 7 thảo dược quý gồm: Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi, luôn nhận được sự quan tâm lớn của giới chuyên môn và người sử dụng.

Không chỉ nổi bật với cơ chế lợi tiểu mạnh, bào mòn sỏi nhanh, các thảo dược này còn giúp kiềm hóa nước tiểu, giảm nồng độ các khoáng chất để hòa tan cặn sỏi, về lâu dài sẽ ngăn ngừa sỏi hình thành mới, cải thiện tốt các triệu chứng đau lưng, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt thường gặp do sỏi và biến chứng viêm đường tiết niệu. Việc sử dụng những viên uống thảo dược có chứa bộ 7 thảo dược trên được coi là giải pháp an toàn và hiệu quả đối với người bệnh sỏi thận hiện nay.

Ngoài ăn uống khoa học, tuân thủ điều trị dùng thuốc và thảo dược, những người bị sỏi nên chú ý đến lối sinh hoạt hàng ngày. Việc tập luyện thể dục thường xuyên vừa giúp tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng lí tưởng, vừa phòng ngừa được nguy cơ tạo sỏi. Đặc biệt là không nên nhịn tiểu để không làm đọng nước tiểu quá lâu trong bàng quang. Chắc chắn rằng, hiểu rõ bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì và điều trị đúng hướng dẫn là giải pháp để giúp bạn sớm thoát khỏi chứng bệnh này.

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? Bạn đã biết hay chưa? - 3

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye

Với 7 thành phần gồm: Râu ngô, Kim tiền thảo, Râu mèo, Xa tiền tử, Nhọ nồi, Bán biên liên, Hoàng bá, nổi bật với công dụng lợi tiểu, hỗ trợ tăng đào thải cặn lắng trên đường tiết niệu, giảm nguy cơ sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đường tiết niệu như tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu tiện.

Sản phẩm phù hợp cho các đối tượng:

– Người bị sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản)

– Người có nhiều cặn lắng trên đường tiết niệu

– Người bị tiểu rắt, khó tiểu tiện

Tiếp thị và phân phối bởi Công ty Cổ phần Trung Mỹ

Điện thoại: 024.3775.9051- 0972.032.029

GXNNDQC: 00338/2019/ATTP-XNQC

Website: http://trungmyjsc.com

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thu An