1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bệnh nhân ung thư nên ăn loại trái cây nào

(Dân trí) - Một số loại thực phẩm, bao gồm trái cây có chứa các hợp chất tăng cường sức khỏe có thể làm chậm sự phát triển của khối u và giảm tác dụng phụ nhất định của việc điều trị giúp bệnh nhân ung thư dễ dàng phục hồi.

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Tương tự, nếu bạn đang điều trị hoặc sau phục hồi ung thư thì việc có một chế độ ăn uống gồm các thực phẩm lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng. 

Khi đang điều trị hoặc hồi phục sau quá trình điều trị ung thư, việc lựa chọn loại trái cây phù hợp rất quan trọng. 

Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị gây rất nhiều tác dụng phụ. Việc bạn ăn hoặc uống loại thực phẩm nào có thể khiến chúng trở nên trầm trọng hơn hoặc được cải thiện. 

Bệnh nhân ung thư nên ăn loại trái cây nào - 1

Các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị và xạ trị gồm: mệt mỏi, thiếu máu, buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị, tiêu chảy, táo bón, nuốt đau, khô miệng, loét miệng, thay đổi tâm trạng… 

Vì thế trong suốt quá trình điều trị ung thư, bạn cần một chế độ ăn uống với các thực phẩm bổ dưỡng, trong đó gồm cả trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống ôxy hóa.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn lựa chọn loại trái cây phù hợp với các triệu chứng bệnh cụ thể của mình. 

Ví dụ, sinh tố trái cây là một lựa chọn tốt nếu bạn gặp vấn đề khó nuốt. Trong khi các loại trái cây giàu chất xơ sẽ rất tốt nếu bạn đang bị táo bón. 

Bạn cũng có thể muốn tránh một số loại trái cây dựa trên các triệu chứng bệnh. Ví dụ, trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng loét miệng và làm xấu đi cảm giác khô miệng.

Các loại trái cây như táo, lê, mơ rất khó để bệnh nhân ung thư ăn nếu họ bị loét miệng, khó nuốt, khô miệng hoặc buồn nôn. 

Với một số người gặp phải vấn đề về trí nhớ và sự tập trung có thể thêm quả việt quất, bưởi, lựu… vào trong khẩu phần ăn hằng ngày. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy uống nước ép quả việt quất hàng ngày trong 12 tuần giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung ở người lớn tuổi. Mặc dù các nghiên cứu này không bao gồm những người trải qua điều trị ung thư song những phát hiện này vẫn có thể áp dụng.

Một nghiên cứu trên 24 người trưởng thành cũng cho thấy uống 500ml nước ép từ trái cây họ cam quýt, bao gồm cả bưởi giúp tăng lưu lượng máu đến não, có thể giúp giảm tình trạng suy giảm và thiếu tập trung do hóa trị.

Một nghiên cứu nhỏ khác cũng chỉ ra rằng uống 237ml nước ép lựu mỗi ngày trong 4 tuần giúp tăng cường hoạt động của não và cải thiện trí nhớ. Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng lựu có thể giúp giảm đau khớp, một tác dụng phụ phổ biến khác của các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu. 

Để giúp người bệnh chống thiếu máu, một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị liệu, bệnh nhân ung thư có thể ăn cam. Vitamin C từ cam cũng có thể tăng cường hấp thu sắt từ thực phẩm.

Nghiên cứu cho thấy rằng vitamin C có thể làm giảm sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư và hoạt động như một liệu pháp chống lại một số loại ung thư.

Các nghiên cứu khác về ống nghiệm và động vật cho thấy quả mâm xôi có thể gip tăng cường trí nhớ, có khả năng ngăn ngừa một số tác dụng phụ của hóa trị liệu. 

Hà An (theo Healthline)