Bé trai mất ngón tay cái vì thọc vào ổ điện
(Dân trí) - Thấy ổ cắm điện dưới sàn nhà, bé G. lân la đến chơi rồi thọc tay vào. Cháu may mắn thoát chết vì bị hất văng ra nhưng ngón tay cái bị cháy đen, hoại tử buộc phải cắt bỏ.
Vụ tai nạn xảy đến với bé P.T.G. (36 tháng tuổi ngụ tại Bình Dương) vào đầu năm mới khiến bé G. phải nhập viện trong sự kinh hãi của cả gia đình. Được biết trước khi xảy ra tai nạn, bé G. chơi trong nhà cùng cha mẹ. Do sơ ý nên người lớn đã để ổ cắm điện dưới sàn nhà, trong lúc cha mẹ không để ý nên bé đã cầm ổ điện chơi rồi thọc ngón tay cái vào. Ngay lập tức bé bị điện giật hất văng ra sàn nhà nằm bất động, gia đình tá hỏa đưa cháu đến bệnh viện địa phương sơ cứu rồi chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 2. Qua thăm khám bác sĩ cho biết các mạch máu nuôi ngón tay bị tắc khiến ngón tay đen dần và hoại tử không thể phục hồi nên buộc phải cắt bỏ.
Qua trường hợp trên BS Lê Phước Tân, Phó khoa Bỏng Chấn thương Chỉnh hình, bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết: “Phỏng điện là thường gây tác hại nặng nề và khó điều trị nhất vì đa số trường hợp đều bị đốt cháy toàn bộ gân cơ, thậm chí cả xương ở những nơi điện đi qua. Ngoài ra, dòng điện còn gây ra các tác động khác lên hệ tim mạch, thần kinh. Thêm vào đó, di chứng sau phỏng gây sẹo co rút, khủng hoảng tâm lý…”.
Bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ để tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra nên đặt các thiết bị điện ngoài tầm với của trẻ hoặc che chắn kỹ các ổ cắm điện, đề phòng các dây điện lâu ngày tróc vỏ bọc, các dụng cụ điện dù không ở tình trạng đang sử dụng nhưng lại không ngắt điện, các chuôi đèn để hở... đều tiềm ẩn nguy cơ cho trẻ con.
Li Uyên
Ngón tay của bé G. bị hoại tử không thể phục hồi
Qua trường hợp trên BS Lê Phước Tân, Phó khoa Bỏng Chấn thương Chỉnh hình, bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết: “Phỏng điện là thường gây tác hại nặng nề và khó điều trị nhất vì đa số trường hợp đều bị đốt cháy toàn bộ gân cơ, thậm chí cả xương ở những nơi điện đi qua. Ngoài ra, dòng điện còn gây ra các tác động khác lên hệ tim mạch, thần kinh. Thêm vào đó, di chứng sau phỏng gây sẹo co rút, khủng hoảng tâm lý…”.
Bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ để tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra nên đặt các thiết bị điện ngoài tầm với của trẻ hoặc che chắn kỹ các ổ cắm điện, đề phòng các dây điện lâu ngày tróc vỏ bọc, các dụng cụ điện dù không ở tình trạng đang sử dụng nhưng lại không ngắt điện, các chuôi đèn để hở... đều tiềm ẩn nguy cơ cho trẻ con.
Li Uyên