Bệnh viện TƯ Huế:

Bé 3 tuổi bị xi măng vón cục trong phổi đã qua nguy kịch

(Dân trí) - Ngày 27/9, trao đổi với Dân trí, BS CK II Ngày 27/9, trao đổi với Dân trí, BS CK II Trần Phương Nam, Phó trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Trung ương Huế cho biết một cháu bé bị vón cục xi măng trong phổi đã qua cơn nguy kịch.

Theo đó, bệnh nhân là cháu Đoàn Văn Tài (SN 2009, trú xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) được đưa từ BV Cuba Đồng Hới vào Huế ngày 24/9 trong tình trạng còn khó thở do phổi chứa dị vật là những miếng nhỏ xi măng đã bị vón cục.

BS Nam đang theo dõi tình trạng sức khỏe của cháu Tài tại BV Trung ương Huế
BS Nam đang theo dõi tình trạng sức khỏe của cháu Tài tại BV Trung ương Huế

Ngay lập tức, cháu Tài đã được chuyển đến Khoa Nhi bệnh viện này để theo dõi. Các bác sĩ Khoa Nhi đã hội chẩn cùng khoa Tai Mũi Họng để phối hợp chữa bệnh cho cháu Tài. Tuy nhiên, do tình trạng cháu vẫn còn thở khò khè và đôi lần lên cơn khó thở nên đã chuyển thẳng về khoa Tai Mũi Họng ngay ngày hôm sau 25/9. Tại đây, khoa đã làm thủ tục xét nghiệm tiền phẫu thuật cho Tài, nếu cháu có lên cơn khó thở nữa thì sẽ phẫu thuật.

Ngày 26/9, khoa Tai Mũi Họng đã hội chẩn cùng Khoa Gây mê hồi sức để nội soi phổi của cháu Tài. Các bác sĩ đã hút ra từ phế quản gốc phải và phế quản gốc trái trong phổi Tài 6 cục xi măng vón cục rõ rệt, cục to nhất có đường kính 3mm. Còn lại là một số mảng xi măng chưa vón cục lẫn với dịch tiết phế quản có màu đen. Phần lớn các dị vật xi măng này đều nằm ở phế quản gốc phải thuộc phổi phải. Sau đó, bác sĩ đã dùng nước muối sinh lý bơm súc rửa sạch phổi của cháu.

BS Nam đang theo dõi tình trạng sức khỏe của cháu Tài tại BV Trung ương Huế
Phim chụp X-Quang trước lúc hút dị vật tại BV Trung ương Huế cho thấy có nhiều dị vật xi măng (những mảng trắng nhỏ) đọng đầy ở 2 phổi của Tài, phần phổi phải nhiều hơn với những miếng xi măng to hơn

Hiện lượng bạch cầu trong cơ thể bệnh nhân còn cao chứng tỏ phổi vẫn đang trong tình trạng nhiễm trùng.
 
“Tình trạng viêm phổi của cháu vẫn còn. Dị vật chúng tôi lấy ra là phần lớn, có thể vẫn còn một số ít xi-măng còn lại ở những nơi trong phổi mà ống nội soi to không đi vào được như phế nang, tiểu phế quản… Chúng tôi sẽ theo dõi tiếp sức khỏe của cháu cũng như lượng bạch cầu. Trong thời gian tới, có thể một số dị vật nhỏ xi măng theo phản xạ ho của Tài có thể bắn ra ngoài theo đường miệng, mũi. Hiện cháu đã hết tím tái, thở ổn định, tuy nhiên phần cổ họng xuống ngực vẫn còn sưng. Cháu nói còn nghe tiếng khò khè và vẫn còn hơi mệt”, BS Nam cho biết.
BS Nam đang theo dõi tình trạng sức khỏe của cháu Tài tại BV Trung ương Huế
Phần cổ đến ngực của cháu Tài vẫn còn sưng do phổi vẫn còn bị viêm do chưa lấy được hết các dị vật xi măng nhỏ

Cũng theo BS Nam, đây là lần đầu tiên tại khoa Tai Mũi Họng của BV Trung ương Huế tiếp nhận một trường hợp bệnh hy hữu khi có dị vật xi măng trong phổi. Nguyên nhân là do gia đình bất cẩn khi đã để xi măng dính vào người em. Đồng thời không biết rõ cách cấp cứu sơ bộ khi đã dùng nước dội lên người em gây phản ứng giữa xi măng và nước gây tím tái người. Nhiều mảng xi măng đã vón cục khi gặp nước đã trôi thẳng vào phổi theo đường thở.

Theo anh Đoàn Thành, cha của cháu Nam, ngày 24/9, anh đã đi mua một bao xi măng về để ở yên sau chiếc xe đạp dựng trong nhà nhưng không thắt dây buộc miệng túi. Cháu Tài đến nghịch đã bất ngờ bị bao xi măng đổ ập lên đầu. Cháu chạy vào nơi cha ăn cơm kêu cứu thì thấy toàn thân tím tái, có tình trạng nghẹt thở nên đã đưa vào trạm xá xã để điều trị. Tại đây các bác sĩ đã sơ cứu rồi chuyển lên BV Cuba Đồng Hới. Bác sĩ đã đặt nội quản hút ra một số xi măng màu trắng vón cục đông cứng và một số xi măng lẫn với dịch nhầy màu đen.

BS Nam đang theo dõi tình trạng sức khỏe của cháu Tài tại BV Trung ương Huế

Cháu bé 3 tuổi hy hữu bị xi măng bắn vào phổi hiện đã có sức khỏe khá hơn và được theo dõi tích cực tại khoa Tai Mũi Họng, BV Trung ương Huế

Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, sau khi cháu Tài nhập viện ở Quảng Bình, đã được hút ra nhiều dịch và xi măng bị vón cục từ miệng và họng. Do bệnh nhân đã hít một lượng xi măng vào phổi rất lớn nên tình trạng bệnh của cháu khá nặng.

Đại Dương