"Bật mí" các vấn đề thường gặp khi chạy bộ

(Dân trí) - Chạy bộ là một môn thể thao phổ biến và dễ thực hiện nhất nhưng vì thế mà các quy tắc cũng hay bị xem nhẹ. Dưới đây là giải đáp của các chuyên gia thể thao Mỹ.

"Bật mí" các vấn đề thường gặp khi chạy bộ - 1


1. Mặt đường nào chạy bộ thích hợp nhất?
 
Đường chạy bộ thích hợp nhất là đường có mặt đường mềm một chút, mặt đường làm bằng cao su là thích hợp nhất. Các chuyên gia khuyên nên chạy khoảng 3-4 vòng thì chuyển phương hướng. Đường bê tông có mặt đường cứng nhất nhưng bằng phẳng hơn mặt đường nhựa. Mặt đường nhựa mặc dù hơi mềm nhưng sẽ làm tăng thêm nguy cơ bị tổn thương khi chạy.
 
Máy chạy bộ lại là một loại mặt đường đặc biệt, so sánh với chạy bộ thường, chạy bộ trên máy chạy bộ thì sẽ làm cho cơ bắp vận động nhiều hơn, nhưng không nên chỉnh độ dao động quá cao.
 
2. Tính cường độ chạy trên máy chạy bộ  nên tính theo thời gian hay theo cự ly?
 
Tốt nhất nên tính theo thời gian, cụ thể tới từng phút. Nếu tính theo cự ly thì chúng ta thường có một cảm giác “cố gằng trong thời gian ngắn nhất hoàn thành nhiệm vụ”. Nhưng nếu tính theo thời gian thì có thể khống chế tốc độ, càng dễ kiên trì, cũng có thể dành được niềm vui khi vận động, còn có thể tránh được tổn thương do tốc độ quá nhanh gây ra.
 
3. Trong lúc chạy đường dài thì lúc nào nên nghỉ ngơi?
 
Chỉ cần cảm thấy mệt mỏi thì nên nghỉ. Nghỉ sớm, nghỉ nhiều mới giúp ích cho việc chạy càng xa và càng dễ kiên trì hơn.
 
4. Sau khi chạy một quãng thời gian làm thế nào tăng lượng vận động?
 
Thời gian và cự ly chạy nên tăng thêm 10% mỗi tuần.
 

5. Chạy bộ một quãng thời gian cảm thấy mệt mỏi, nguyên nhân do đâu?

 
Điều này là do vận động quá lượng gây ra. Cần khắc phục hiện tượng này nên điều chỉnh kế hoạch chạy bộ cho thích hợp và tăng thêm ngày nghỉ ngơi. Khi tăng lượng vận động thì nên tuân thủ theo “nguyên tắc 10%”. Ngoài ra, chạy bộ nên kết hợp với các môn thể thao khác như bơi, đua xe đạp…vận động đa dạng hóa đồng thời đảm bảo ngủ và dinh dưỡng đầy đủ thì sẽ không nản lòng.
 

6. Chạy bộ đi giày nào là tốt nhất?

 
Tốt nhất là giày thiết kế chuyên dụng cho chạy bộ, có chức năng giảm độ rung, mềm mại, dẻo dai thì tốt hơn so với các giày thể thao thông thường khác, đồng thời còn giúp ích cho việc nâng cao thành tích chạy.
 
7. Tuổi thọ của giày chạy bộ nên được tính như thế nào?
 
Chạy hết 800km hoặc chỉ đi một đôi giày sau 6 tháng sủ dụng thì đôi giày này đã mất đi công năng vốn có của nó,  vì vậy tốt nhất là không nên đi đôi giày chạy đó nữa để tránh bị tổn thương trong khi chạy.
 
8. Chân toàn có nhiều vết chai, mụn nước, móng chân đen, nguyên nhân do đâu?
 
Chân xuất hiện vết chai cho thấy kỹ thuật chạy bộ của bạn có vấn đề. Nếu có mụn nước thì đó là do giày hoặc tất không thích hợp gây ra. Móng chân đen là do giày quá chật hoặc móng chân quá dài gây ra.
 

9. Khi chạy, chân chạm đất, điểm trọng tâm là gót chân hay là ngón chân?

 
Nên là gót chân. Nếu bạn không phải là tuyển thủ chạy chuyên nghiệp, điểm trọng tâm nên ở gót chân hoặc phía giữa chân, sau đó dời điểm trọng tâm đến ngón chân. Khi chạy nếu mũi chân chạm đất sẽ làm tăng thêm nguy cơ bị tổn thương xương  ống chân.
 

10. Nếu đầu gối, gót chân hoặc xương hông bị thương nhưng không ảnh hưởng đến chạy bộ, lúc nào nên dừng lại?

 
Khi cảm thấy vết thương làm cho bạn chạy “bất thường”, khi bạn sải bước chạy mà cảm thấy đau thì nên lập tức nghỉ ngơi, xử lý hoặc kiểm tra lại vết thương, đợi vết thương khỏi hẳn mới chạy tiếp.
 
Hoàng Anh 
Theo health