9 thói quen ẩm thực “chôn vùi” thanh xuân và sức khỏe

(Dân trí) - Hoa quả thay cho rau xanh; Rau tươi tốt hơn rau để tủ lạnh, nước khoáng thay thế nước sôi để nguội… là thói quen dường như rất tốt cho sức khỏe. Nhưng thực tế, nó đẩy nhanh tốc độ lão hóa, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Dưới đây là 9 thói quen ẩm thực cần cảnh giác:

 

1. Thịt gia súc, gia cầm thay thế cho cá

 

Chỉ ăn thịt, ít ăn hoặc không ăn cá là thói quen của rất nhiều người. Mặc dù hàm lượng protein và tỉ lệ hấp thụ của cả hai khá giống nhau nhưng thành phần chất béo lại có khác biệt rất lớn.

 

Chất béo của cá hàm chứa khá nhiều axit béo không no, loại axit béo này có tác dụng rất tốt đối trẻ em đang trong giai đoạn phát triển não và phòng chống bệnh huyết quản tim cho người lớn. Nhưng thịt gia súc gia cầm, đặc biệt là thịt bò, thịt dê thì chủ yếu là axit béo no, ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe.

 

2. Đường đỏ tốt hơn đường trắng

 

Đường đỏ và đường trắng đều được tạo ra từ mía nhưng công nghệ sản xuất đường đỏ đơn giản hơn đường trắng. Trong đường đỏ cũng chứa nhiều chất xơ và đường glucoza,  hơn nữa đường đỏ giải phóng năng lượng khá nhanh, khả năng hấp thụ cũng cao hơn. Nhưng vị của đường đỏ không ngọt bằng đường trắng. Khi chúng ta uống trà hay uống cà phê thì sẽ cho lượng đường nhiều hơn, vì vậy đường đỏ nhiều lúc nguy hiểm hơn đường trắng. 

 

3. Mỳ ăn liền làm bữa sáng

 

Thường xuyên dùng mỳ tôm làm bữa sáng không có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Bởi vì để duy trì sự trao đổi chất sinh lý bình thường trong cơ thể thì cần có 6 thành phần chất dinh dưỡng. Trong khi thành phần chủ yếu của mỳ tôm là chất đường, các thành phần dinh dưỡng khác rất ít. Vì vậy, nếu dùng mỳ tôm thay thế cho bữa sáng trong thời gian dài sẽ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, gầy gò, tinh thần kém phấn chấn…, thậm chí có thể giảm cân, teo cơ bắp.

 

4. Hoa quả thay cho rau xanh

 

9 thói quen ẩm thực “chôn vùi” thanh xuân và sức khỏe - 1


Hoa quả và rau xanh đều hàm chứa phong phú vitamin, vì vậy rất nhiều người cho rằng, chỉ cần ăn hoa quả hàng ngày, không ăn hoặc ít ăn rau xanh cũng không ảnh hưởng gì.

 

Thực ra, rau xanh là thực phẩm cần thiết cho cơ thể sau lương thực. Nó hỗ trợ và thúc đẩy việc hấp thụ 3 loại chất dinh dưỡng lớn đó là protein, chất béo, chất đường. Nếu chúng ta chỉ ăn những thực phẩm động vật, tỉ lệ hấp thụ protein là 70% nhưng nếu chúng ta ăn kèm với rau xanh thì tỉ lệ hấp thụ lên đến trên 90%. Ngoài ra, trong rau xanh hàm chứa chất xơ thực vật đặc chủng có thể kích thích nhu động ruột, có tác dụng giúp cho tiêu hóa, phòng chống ung thư đường ruột.

 

5. Thuốc bổ thay thế chất dinh dưỡng

 

Không ít người nghe lời khuyên bổ sung, tăng cường dinh dưỡng của bác sĩ đã đi mua các loại thuốc bổ để uống. Nhưng chuyên gia chỉ ra rằng, thuốc bổ không thể thay thế cho các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

 

Axit amino là thuốc bổ thường gặp nhưng nếu không phải là gặp khó khăn trong việc ăn uống thì không nên dùng. Dùng thuốc bổ axit amino không đúng có thể gây ra dị ứng. Đối với những người có chức năng thận không tốt còn có thể gây ra ngộ độc, hôn mê.

 

Không ít người cho rằng, các loại thuốc vitamin rất có ích cho cơ thể, uống nhiều một chút càng có lợi, thực tế lại không phải như vậy. Thường xuyên và trong thời gian dài uống viên vitamin A, D có thể gây ra trúng độc vitamin A, biểu hiện là đau xương, nôn mửa, ngứa ngáy, rụng tóc... Vì vậy, tăng cường dinh dưỡng nên điều tiết từ ăn uống, không nên lạm dụng những sản phẩm dinh dưỡng.

 

6. Sản phẩm dinh dưỡng thay thế cho thực phẩm thiên nhiên

 

Con người ngày càng xem trọng dinh dưỡng. Đây là một việc rất tốt nhưng lạm dụng các sản phẩm dinh dưỡng thì lại gây hiệu ứng ngược.

 

Lấy bột dinh dưỡng protein ăn thay cơm, lấy vitamin làm hoa quả và rau xanh. Rất nhiều người cho rằng ăn những sản phẩm dinh dưỡng này thì sẽ đảm bảo đầy đủ sức khỏe cho cơ thể.

 

Cũng không ít người cho rằng, các loại vitamin bổ sung đều có ích cho cơ thể, nên cố ý uống nhiều vitamin, nhưng kết quả không phải như vậy. Ví dụ, uống vitamin C lượng lớn đều có liên quan đến việc hình thành sỏi thận.

 

Vì thế nên tăng cường dinh dưỡng bắt đầu từ ăn uống. Nếu qua ăn uống vẫn không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, khi cần bổ sung thêm thuốc bổ thì nên xin ý kiến của bác sỹ, tuyệt đối không được lạm dụng.

 

7. Rau tươi tốt hơn rau để tủ lạnh

 

Nếu như rau tươi vừa mới được cắt lên từ đất thì hoàn toàn rất tốt nhưng trên thực tế rau tươi mà chúng ta ăn thì không được tươi hoàn toàn nữa, thông thường đều đã bị lưu giữ mấy ngày rồi, vitamin của rau cũng dần dần bị mất đi trong quá trình lưu giữ. Ngược lại, rau để lạnh thì càng lưu giữ được nhiều vitamin hơn, bởi vì rau vừa mới cắt từ đất lên để vào ngăn lạnh thì có thể ngăn chặn được sự mất đi của vitamin.

 

8. Nước khoáng thay nước sôi để nguội

 
Rất nhiều người nói trong nước khoáng hàm chứa nhiều khoáng chất, không cần phải uống nước sôi để nguội nữa, vì vậy nên dùng nước khoáng thay cho nước sôi để nguội. Nhưng nước khoáng cũng có thể bị ô nhiễm của các chất có hại ở dưới đất.

 

Gần đây, các nhà khoa học Hà Lan đã tiến hành phân tích nước khoáng đóng bình, kết quả phát hiện nước khoáng dễ bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và các vi sinh vật nguy hiểm. Mặc dù đa số vi khuẩn không gây hại gì lớn đối với những người mạnh khỏe nhưng với những người có sức đề kháng yếu thì lại là cả một vấn đề.

 

9. Đắt hơn rẻ

 

Những thứ đắt tiền chưa chắc là những thứ tốt nhất. Ví dụ như vây cá rất đắt tiền, thành phần chủ yếu là protit keo nhưng axit amino trong protit keo không phù hợp với nhu cầu axit amino của cơ thể và giá trị dinh dưỡng của nó cũng không bằng protit trong sữa bò, trứng gà.

 

Việt Anh

Theo health

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm